1.1. Một số tính chất của nước biển và đại dương
a. Độ muối của nước biển và đại dương
– Có nhiều chất hoà tan trong nước biển, đại dương nhưng muối biển là thành phần quan trọng nhất, trong đó, 77.8% là muối na-tri clo-rua.
– Độ muối trung bình của nước biển, đại dương là 35%o và thay đổi theo không gian.
+ Độ muối lớn nhất vùng chí tuyến (36,8‰), ở xích đạo (34,5‰) và vùng cực (34‰).
+ Trên các đại dương có độ muối lớn hơn những vùng ven biển.
b. Nhiệt độ của nước biển và đại dương
– Nhiệt độ trung bình trên bề mặt toàn bộ đại dương thế giới là 17,5°C.
– Đặc điểm
+ Nhiệt độ nước biển, đại dương vào mùa hè cao hơn vào mùa đông.
+ Nhiệt độ nước biển, đại dương giảm dần từ vùng xích đạo về vùng cực và theo độ sâu.
– Theo vĩ độ:
+ Ở vùng xích đạo và nhiệt đới phổ biến từ 26°C đến 28°C;
+ Ở vùng cận nhiệt, ôn đới từ 20°C đến 10°C;
+ Ở vùng cận cực phổ biến dưới 5°C.
– Theo độ sâu:
+ Từ mặt nước biển đến độ sâu khoảng 300m nhiệt độ giảm mạnh nhất
+ Từ độ sâu khoảng 3000m trở lên, nhiệt độ rất ít thay đổi.
1.2. Sóng biển
– Khái niệm: Là sự dao động tại chỗ của nước biển theo chiều thẳng đứng.
– Nguyên nhân:
+ Gió là nguyên nhân chủ yếu sinh ra sóng biển.
+ Ngoài ra, sóng cũng có thể được hình thành do động đất, núi lửa, …
– Đặc điểm:
+ Hướng và độ cao của sóng phù hợp với hướng và tốc độ gió trên mặt biển, đại dương.
+ Sóng bị suy yếu và tan rã khi tiến vào bờ do bị ma sát với đáy biển.
+ Đáy biển càng nông, tốc độ suy yếu và tan rã của sóng càng nhanh.
Sóng biển
1.3. Thủy triều
– Khái niệm: Là sự dao động của mực nước biển, đại dương trong một ngày.
– Nguyên nhân: Do lực hấp dẫn của Mặt Trăng, Mặt Trời và lực li tâm khi Trái Đất tự quay quanh trục.
– Đặc điểm:
+ Dao động thuỷ triều đạt giá trị lớn nhất khi Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất cùng nằm trên cùng một đường thẳng.
+ Dao động thuỷ triều đạt giá trị nhỏ nhất khi Mặt Trăng, Mặt Trời tạo với Trái Đất một góc vuông.
Hình 11.1. Vị trí của Mặt Trăng so với Trái Đất và Mặt Trời trong các ngày thủy triều lớn nhất và thủy triều nhỏ nhất
1.4. Dòng biển
– Chuyển động của dòng biển tạo thành những vòng tuần hoàn trên các đại dương và biểu hiện rõ rệt trong khoảng vĩ độ nhiệt đới, ôn đới ở hai bán cầu.
– Đặc điểm:
+ Hai bên xích đạo, các dòng biển chảy từ phía đông về phía tây, khi gặp bờ đông các lục địa, bị chuyển hướng về phía bắc (ở bán cầu Bắc), phía nam (ở bán cầu Nam) và tạo thành dòng biển nóng trên cả hai bán cầu.
+ Ở khoảng vĩ độ 30 – 40° trên cả hai bán cầu, các dòng biển chảy về phía đông, khi gặp bờ tây các lục địa, bị đổi hướng về phía nam (ở bán cầu Bắc), phía bắc (ở bán cầu Nam) và tạo thành dòng biển lạnh ở khu vực xích đạo.
+ Trên vùng vĩ độ cao của bản cầu Bắc, các dòng biển chuyển động rất phức tạp do phụ thuộc vào nhiều nhân tố, đặc biệt là hình thái địa hình bờ biển. Ở vùng vĩ độ cao của bán cầu Nam, dòng biển có hướng ổn định từ tây sang đông.
Hình 11.2. Bản đồ các dòng biển trên đại dương thế giới
1.5. Vai trò của biển, đại dương đối với sự phát triển kinh tế – xã hội
– Biển, đại dương có vai trò vô cùng quan trọng đối xã hội loài người và ngày càng được coi trọng trong chiến lược phát triển của các quốc gia trên thế giới.
+ Cung cấp tài nguyên sinh vật (hải sản, rong biển, …).
+ Cung cấp tài nguyên khoáng sản (dầu mỏ, khí đốt, muối biển, …).
+ Cung cấp năng lượng (sóng biển, thuỷ triều, …).
+ Phát triển các ngành kinh tế biển (giao thông vận tải đường biển, du lịch, …).
Biển cũng là một nguồn tài nguyên phục vụ cho phát triển du lịch