Kho tàng tài liệu học tập phong phú.

Đi san mặt đất – Ngữ văn 10 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

1.1. Tìm hiểu chung

1.1.1. Xuất xứ

– Văn bản in trong Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, tập VI, Văn học dân tộc ít người, quyển 1, Nông Quốc Chấn (Chủ biên), Tràng Thị Giàng, Lê Trung Vũ sưu tầm, dịch, NXB Văn học, Hà Nội, 1979 (trang 432-438).

– Văn bản là truyện thần thoại bằng thơ của dân tộc Lô Lô.

1.1.2. Từ khó

– Ách: đoạn gỗ cong, mắc trên vai trâu, bò để buộc dây kéo cày, kéo xe.

– Chảo: dây thừng to, rất bền.

1.2. Đọc hiểu văn bản

1.2.1. Đặc điểm thần thoại trong Đi san mặt đất

– Không gian: không có không gian cụ thể.

– Thời gian: cổ xưa, không xác định cụ thể “ngày xưa, từ rất xưa”.

– Cốt truyện: giải thích lí do vì sao bầu trời và mặt đất có hình dạng phẳng như bây giờ.

– Nhân vật: không phải là những vị thần như những truyện thần thoại khác như Thần Trụ trời hay Prô-mê-tê và loài người. Các nhân vật trong bài thơ trên đều là những con vật có thật nhưng đã được nhân hóa và có khả năng phi thường.

+ Trâu cày bừa san bằng mọi mặt đất.

+ Cóc, ếch gọi lên ông trời xin đổ nước xuống.

1.2.2. Công việc đi san mặt trời, đi san mặt đất của người Lô Lô

– Nguyên nhân: 

+ “Bầu trời nhìn chưa phẳng”.

+ “Mặt đất còn nhấp nhô”.

– Công việc ấy do các thành phần đảm nhiệm: “con trâu sừng cong”, “con trâu sừng dài”, con người, cóc, ếch, trời.

—>Công việc chung của mọi người: “San đất là việc chung”

1.3. Tổng kết

1.3.1. Về nội dung

– Đi san mặt đất cho thấy công lao to lớn của con người trong việc cải tạo thiên nhiên và khát vọng chinh phục thiên nhiên của người xưa.

– Cho thấy cái nhìn của người xưa về thế giới tự nhiên.

– Thể hiện tình cảm yêu mến, ngợi ca của tác giả đối với công ơn của thế hệ cha anh đi trước.

1.3.2. Về nghệ thuật

– Thể thơ năm chữ, phù hợp với thể loại truyện thơ.

– Ngôn từ giản dị, dễ hiểu.

– Hình ảnh mộc mạc, gần gũi với con người.