Đề giữa kỳ 1 Lịch sử 12 năm 2024 – 2025 trường THPT Ngô Gia Tự – Đắk Lắk

Đề giữa kỳ 1 Lịch sử 12 năm 2024 – 2025 trường THPT Ngô Gia Tự – Đắk Lắk

November 27, 2024

ONTHITHPT.com sưu tầm và giới thiệu đến bạn đọc nội dung đề thi và bảng đáp án / hướng dẫn giải Đề giữa kỳ 1 Lịch sử 12 năm 2024 – 2025 trường THPT Ngô Gia Tự – Đắk Lắk.

Câu 1. Quốc gia nào sau đây chưa thể trở thành trung tâm quyền lực trong xu thế đa cực hiện nay? A. Mỹ. B. Trung Quốc. C. Nga. D. Thái Lan. Câu 2. Nội dung nào phản ánh điểm giống nhau của tổ chức Liên hợp quốc và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)? A. Kết nạp thành viên không phân biệt thể chế chính trị. B. Các quyết định đều dựa trên nguyên tắc đồng thuận. C. Đều là sản phẩm của các cuộc chiến tranh thế giới. D. Là biểu hiện rõ nét của xu hướng liên kết khu vực. Câu 3. Nội dung nào không phải là nguyên nhân sụp đổ của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta (1991)? A. Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc và sự ra đời của các quốc gia độc lập. B. Sự vươn lên của Tây Âu, Nhật Bản nhằm thoát khỏi ảnh hưởng của hai cực. C. Sự khủng hoảng, tan rã của Liên Xô – quốc gia đứng đầu hệ thống xã hội chủ nghĩa . D. Cuộc chạy đua vũ trang đã củng cố vững chắc vị thế của Mỹ và Liên Xô.

Câu 4. Trong quan hệ quốc tế, khái niệm “đa cực” được hiểu là A. trạng thái địa – văn hoá toàn cầu với nhiều trung tâm quyền lực chi phối. B. một trật tự thế giới do Mỹ đứng đầu, chi phối toàn bộ quan hệ quốc tế. C. một trật tự thế giới mà các quốc gia vừa và nhỏ có vai trò quyết định. D. trạng thái địa – chính trị toàn cầu với nhiều trung tâm quyền lực chi phối. Câu 5. Nhận xét nào sau đây không đúng về sự ra đời của tổ chức Liên hợp quốc (1945)? A. Sự ra đời của Liên hợp quốc có vai trò to lớn của Mỹ và Liên Xô. B. Là biểu hiện của tinh thần hợp tác, đoàn kết vì hoà bình, an ninh thế giới. C. Liên hợp quốc là tổ chức hợp tác khu vực lớn nhất hành tinh hiện nay. D. Là sự kiện có ý nghĩa to lớn trong đời sống chính trị quốc tế thế kỉ XX – XXI.

Câu 6. Mục tiêu nào của Liên hợp quốc được coi là quan trọng nhất và là cơ sở để thực hiện các mục tiêu khác? A. Thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các nước. B. Giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu. C. Duy trì hoà bình và an ninh quốc tế. D. Điều hoà hành động của các quốc gia. Câu 7. Nội dung nào phản ánh đúng thời cơ cho Việt Nam khi tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN (2015)? A. Kinh tế Việt Nam xoá bỏ được tình trạng lạm phát. B. Có cơ hội tiếp cận thị trường trong và ngoài khu vực. C. Không phải cạnh tranh với các nền kinh tế trong khu vực. D. Kinh tế Việt Nam loại bỏ hoàn toàn các yếu tố rủi ro.

Tải xuống