Đề giữa kì 1 Sinh học 12 năm 2024 – 2025 trường THPT Thống Nhất A – Đồng Nai

Đề giữa kì 1 Sinh học 12 năm 2024 – 2025 trường THPT Thống Nhất A – Đồng Nai

November 16, 2024

ONTHITHPT.com sưu tầm và giới thiệu đến bạn đọc nội dung đề thi và bảng đáp án / hướng dẫn giải Đề giữa kì 1 Sinh học 12 năm 2024 – 2025 trường THPT Thống Nhất A – Đồng Nai.

Câu 1. Mỗi bộ ba chỉ mã hóa cho một amino acid trừ các bộ ba UAA, UAG, UGA. Đây là đặc điểm nào sau đây của mã di truyền? A. Tính phổ biến. B. Tính đặc hiệu. C. Tính thoái hóa. D. Tính liên tục. Câu 2. Hình ảnh sau đây mô tả quá trình thay đổi trình tự nucleotide tại 1 điểm trên đoạn của gene. Đâylà dạng đột đột biến nào? A. Đảo 1 đoạn NST. B. Thay thế 1 cặp nucleotide. C. Thêm 1 cặp nucleotide. D. Mất 1 đoạn NST.

Câu 3. Vai trò của đột biến gene gồm các nội dung nào sau đây? 1. Đột biến gene là nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hóa của sinh vật. 2. Nghiên cứu các gene đột biến ở cơ thể bố mẹ để có thể đưa ra thông tin dự đoán về sự biểu hiện tính trạng tương ứng ở thế hệ tiếp theo. 3. Gây đột biến gene trên cơ thể sinh vật nhằm tạo ra các tính trạng mới đáp ứng yêu cầu sản xuất. 4. Đột biến gene cung cấp nguyên liệu cho quá trình tạo giống, không có ý nghĩa với quá trình tiến hóa. A. 2, 4. B. 1, 2, 3. C. 3, 4. D. 2, 3, 4. Câu 4. Cấu trúc điển hình của gene ở vi khuẩn không có thành phần nào sau đây? A. Vùng mã hóa. B. Vùng kết thúc. C. Intron. D. Trình tự khởi động.

Câu 5. __(1)__ là quá trình tổng hợp DNA bổ sung (cDNA) dựa trên khuôn RNA, được xúc tác bởi enzyme phiên mã ngược (reverse transcriptase). Nội dung ở (1) là: A. Phiên mã. B. Phiên mã ngược. C. Tái bản DNA. D. Dịch mã. Câu 6. Trong quá trình dịch mã, phân tử nào sau đây đóng vai trò “người phiên dịch”- dịch thông tin di truyền từ nucleotide sang amino acid? A. rRNA. B. cDNA. C. tRNA. D. mRNA.

Câu 7. Trong tự nhiên, phiên mã ngược có vai trò nào sau đây? A. Cùng với dịch mã giúp thông tin di truyền trên gene được biểu hiện thành tính trạng. B. Phiên mã ngược là cơ chế tế bào của sự truyền thông tin di truyền qua các thế hệ cơ thể. C. Đảm bảo cho sự truyền đạt thông tin di truyền từ tế bào mẹ sang tế bào con hay từ thế hệ này sang thế hệ khác. D. Phiên mã ngược cần thiết cho sự nhân lên của retrovirus và một số virus khác. Câu 8. Trong quá trình tái bản DNA, việc kết cặp đặc hiệu theo nguyên tắc A-T và G-C mang lại ý nghĩa nào sau đây? A. Bảo vệ thông tin di truyền. B. Tạo ra các biến dị di truyền. C. Truyền đạt thông tin di truyền. D. Biểu hiện thông tin di truyền. Câu 9. Mendel đã tìm ra được các quy luật di truyền bằng việc thực hiện các thí nghiệm trên đối tượng nào sau đây? A. Virus. B. Đậu hà lan. C. Vi khuẩn. D. Ruồi giấm.

Tải xuống