Đề cương giữa kỳ 1 Vật lý 10 năm 2024 – 2025 trường THPT Hoàng Văn Thụ – Hà Nội

Đề cương giữa kỳ 1 Vật lý 10 năm 2024 – 2025 trường THPT Hoàng Văn Thụ – Hà Nội

October 16, 2024

ONTHITHPT.com sưu tầm và giới thiệu đến bạn đọc nội dung đề thi và bảng đáp án / hướng dẫn giải Đề cương giữa kỳ 1 Vật lý 10 năm 2024 – 2025 trường THPT Hoàng Văn Thụ – Hà Nội.

  1. MỤC TIÊU.

1.1. Kiến thức.

* Bài 1: Làm quen với vật lý.

– Đối tượng nghiên cứu của vật lý là gì?

– Phân tích ảnh hưởng của vật lý đối với sự phát triển công nghệ, với cuộc sống.

– Phương pháp nghiên cứu vật lý nào thường sử dụng? Cho ví dụ.

* Bài 2: Các quy tắc an toàn trong phòng thực hành vật lý.

– Trong khi tiến hành thí nghiệm vật lý thường gặp các nguy cơ mất an toàn nào?

– Nhận biết các ký hiệu và thông số trên một số thiết bị thí nghiệm.

– Nêu các quy tắc an toàn khi sử dụng các thiết bị thí nghiệm vật lý.

* Bài 3: Tính sai số trong phép đo.

– Thế nào là phép đo trực tiếp, đo gián tiếp?

– Trình bày một số loại sai số hay gặp khi đo các đại lượng vật lý và nhận biết được nguyên nhân gây sai số.

– Cách tính sai số tuyệt đối và tỉ đối của phép đo và cách ghi đúng kết quả phép đo.

* Bài 4: Độ dịch chuyển và quãng đường.

– Trình bày các khái niệm cơ bản: quỹ đạo, chất điểm, chuyển động cơ, hệ tọa độ, hệ quy chiếu.

– Nêu khái niệm độ dịch chuyển.

– Cách xác định độ lớn độ dịch chuyển khi vật chuyển động trên quỹ đạo thẳng.

* Bài 5: Tốc độ và vận tốc.

– Nêu công thức tính tốc độ trung bình.

– Thế nào là tốc độ tức thời?

– Nêu công thức tính vận tốc trung bình.

– Khái niệm tốc độ và vận tốc được dùng trong các tình huống nào?

– Nêu công thức cộng vận tốc.

* Bài 7: Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian.

– Định nghĩa chuyển động thẳng đều.

– Đặc điểm của đồ thị độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng đều.

1.2. Kĩ năng:

– Nhận biết các ký hiệu và thông số trên một số thiết bị thí nghiệm.

– Biết các nguy cơ mất an toàn trong phòng thí nghiệm và cách phòng tránh.

– Kỹ năng đơn giản xử lý sai số phép đo các đại lượng vật lý và ghi kết quả phép đo.

– Tính độ lớn độ dịch chuyển khi vật chuyển động trên quỹ đạo thẳng.

– Tính tốc độ trung bình và vận tốc trung bình.

– Sử dụng công thức cộng vận tốc trong các bài toán chuyển động với nhiều hệ quy chiếu.

– Biết sử dụng phương trình độ dịch chuyển – thời gian trong chuyển động thẳng đều.

– Biết vẽ đồ thị độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng đều và từ đồ thị xác định các yếu tố của chuyển động.

  1. NỘI DUNG.

Tải xuống