Kho tàng tài liệu học tập phong phú.

Đây thôn Vĩ Dạ – Hàn Mặc Tử – Ngữ văn 11 Tập 2 Cánh Diều

1.1. Tìm hiểu chung

1.1.1. Tác giả

– Hàn Mặc Tử (1912-1940), tên khai sinh là Nguyễn Trọng Trí, tên thánh là Phăng-xoa, sinh ở làng Lệ Mĩ, tổng Võ Xá, huyện Phong Lộc, tỉnh Đồng Hới (nay là Quảng Bình).

Cuộc đời:

+ Ông sinh ra trong một gia đình viên chức nghèo theo đạo Thiên Chúa.

+ Sau một thời gian làm ở sở Đạc điền Quy Nhơn, năm 1934 ông vào Sài Gòn làm báo.

+ Đến năm 1936, ông biết mình bị bệnh, ông về lại Quy Nhơn chữa bệnh và mất tại trại phong Quy Hoà (11-11-1940).

Tài năng thơ ca: phát lộ từ rất sớm (14 tuổi)Là nhà thơ có sức sáng tạo mãnh liệt trong phong trào Thơ mới “Ngôi sao chổi trên bầu trời thơ Việt Nam” (Chế Lan Viên)

Sự nghiệp sáng tác: Gái quê (1936), Thơ điên (1938), Xuân như ý, Thượng thanh khí, Duyên kì ngộ, Chơi giữa mùa trăng.

Nhà thơ Hàn Mặc Tử

Nhà thơ Hàn Mặc Tử (1912-1940)

1.1.2. Tác phẩm

a. Thể loại: Tác phẩm thuộc thể loại thơ bảy chữ.

b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:

– Trích từ tập “Thơ điên”.

– In trong tập “Thơ điên” sáng tác năm 1938 được khơi nguồn từ mối tình đơn phương của Hàn Mặc Tử với Hoàng Thị Kim Cúc.

c. Bố cục: 

Khổ 1: cảnh Thôn Vĩ buổi sáng sớm và niềm hy vọng tình yêu, hạnh phúc.

Khổ 2: Cảnh xứ Huế lúc đêm tối và nỗi buồn chia xa.

Khổ 3: Hình ảnh người xứ Huế, cảnh mộng và nỗi hoài nghi tuyệt vọng.

1.2. Đọc hiểu văn bản 

1.2.1. Khổ 1: Cảnh ban mai thôn Vĩ và tình người tha thiết 

“Sao anh….”: Câu hỏi tu từ nhiều sắc thái: lời trách nhẹ nhàng hay cũng là lời  mời gọi tha thiết.

Cảnh thôn Vĩ: vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng:

+ Vẻ đẹp của nắng hàng cau – nắng mới lên gợi đúng đặc điểm của cái nắng miền Trung: nắng nhiều và chói chang, rực rỡ lúc hừng đông.

+ Vẻ đẹp mượt mà, tươi tốt ,dầy sức sống Vườn ai mướt qua, xanh như ngọc.

“Lá trúc …. mặt chữ điền”: bóng dáng con người xuất hiện tạo nên sự hấp dẫn cho lời mời gọi.

=> Nhận xét: Vẻ đẹp hữu tình của thiên nhiên thôn Vĩ, cảnh xinh xắn, con người phúc hậu ,thiên nhiên và con người hài hòa với nhau trong vẻ đẹp kín đáo dịu dàng. Đằng sau bức tranh phong cảnh là tình yêu thiên nhiên, con người tha thiếtvà niểm băn khoăn day dứt của tác giả.

Hình ảnh thôn Vĩ Dạ

Hình ảnh thôn Vĩ Dạ

1.2.2. Khổ 2: Cảnh hoàng hôn thôn Vĩ và niềm đau cô lẻ, chia lìa

Cảnh thôn Vĩ thật êm đềm thơ mộng, nhịp điệu khoan thai, êm đềm: Gió mây nhè nhẹ bay đi, dòng chảy lững lờ, cây cỏ khẽ đung đưa.

Hình ảnh: Gió lối gió, mây đường mây biểu hiện của sự chia cách.

Nhân hóa: Dòng nước làm nổi lên bức tranh thiên nhiên chia lìa buồn bã. Thể hiện sự chuyển biến về trạng thái cảm xúc của chủ thể trữ tình cảnh đẹp như lạnh lẽo, dường như phảng phất tâm trạng thờ ơ xa cách cuộc đời đối với mình.

Bến sông trăng: hình ảnh lạ, gợi lên vẻ đẹp lãng mạn, nhẹ nhàng, tất cả đang đắm chìm trong bồng bềnh mơ mộng, như thực như ảo.

Câu hỏi: “Có chở…… sáng” lên hi vọng gặp gỡ nhưng lại thành ra mông lung, xa vời

=> Nhận xét: Cảm xúc chuyển biến đột ngột từ niềm vui của hi vọng gặp gỡ sang trạng thái lo âu đau buồn thất vọng khi tác giả nhớ và mặc cảm về số phận bất hạnh của mình. Ở đó ta còn thấy được sự khao khát tha thiết đợi chờ một cách vô vọng  

1.2.3. Khổ 3: Nỗi niềm thôn Vĩ

– Mơ khách đường xa khách đường xa: Khoảng cách về thời gian, không gian.

– Áo em trắng quá nhìn không ra: hư ảo, mơ hồ, hình ảnh người xưa xiết bao thân yêu nhưng xa vời, không thể tới được nên tác giả rơi vào trạng thái hụt hẫng, bàng hoàng, xót xa.

– Ai biết tình ai có đậm đà: biểu lộ nỗi cô đơn trống vắng trong tâm hồn của tác giả đang ở thời kì đau thương nhất. Lời thơ bâng khuâng hư thực gợi nỗi buồn xót xa trách móc.

=> Nhận xét: Khi hoài niệm về quá khứ xa xôi hay ước vọng về những điều không thể nhà thơ càng thêm đau đớn. Điều đó chứng tỏ tình yêu tha thiết cuộc sống của một con người luôn có khát vọng yêu thương và gắn bó với cuộc đời.

1.3. Tổng kết

1.3.1. Về nội dung

Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ là bức tranh đẹp về một miền quê đất nước, thể hiện nỗi buồn cô đơn của Hàn Mặc Tử trong mối tình xa xăm, vô vọng. Đó còn là tiếng lòng của một con người tha thiết yêu đời, yêu người.

1.3.2. Về nghệ thuật

– Thể thơ tự do.

– Ngôn ngữ thơ giàu nhạc điệu và tinh tế.

– Ngòi bút uyên bác và tạo được cái riêng.