Kho tàng tài liệu học tập phong phú.

Cuộc tu bổ lại các giống vật – Ngữ văn 10 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

1.1. Tìm hiểu chung

1.1.1. Xuất xứ

– Văn bản in trong Lược khảo về thần thoại Việt Nam, Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2003 (trang 77-78).

1.1.2. Từ khó

– Cẳng: nghĩa là cái chân.

– Chiền chiện: là tên gọi khác của chim sơn ca.

1.2. Đọc hiểu văn bản

1.2.1. Đặc điểm thần thoại trong Cuộc tu bổ lại các giống vật

a. Nhân vật:

 – Ngọc hoàng dù là những người đứng đầu và có quyền năng nhưng làm việc khá hấp tấp và không cẩn thận. Cụ thể hơn là họ đã làm nhiều loại động vật như vịt, chó, chiền chiện đều thiếu mất bộ phận cần thiết

– Ba vị thiên thần thì làm việc rất có trách nhiệm. Họ cố gắng lấy cả chân ghế, chân hương để giúp đỡ những con vật bị thiếu bộ phận

 b. Không gian:

– Không gian ở đây không được miêu tả nhiều. Chỉ có cảnh các thiên thần xuống núi để giúp đỡ vạn vật và các thiên thần bay về trời

 c. Thời gian:

 – Bối cảnh thời gian được lấy lúc sơ khởi, trước khi Ngọc hoàng tạo ra vạn vật

 d. Cốt truyện:

– Cốt truyện khá thú vị khi lồng việc nói về nguồn gốc của các loài vật vào việc Ngọc Hoàng hấp tấp tạo nên vạn vật ,có con vật bị thiếu bộ phận

1.2.3. Công việc tu bổ lại các giống vật của Ngọc Hoàng:

– Nguyên nhân: 

+ Ngọc Hoàng nặn ra vạn vật nhưng còn thiếu nguyên liệu.

+ Nóng vội nên có một số động vật vẫn chưa có cấu tạo hoàn chỉnh. Nay phái ba vị Thiên thần bổ sung cho những loài còn thiếu.

– Công việc bổ sung của ba vị Thiên thần:

+ Các con vật tìm đến để xin những thứ mình cần và nguyên liệu dần cạn kiệt.

+ Con vịt và con chó đều thiếu một cẳng sau khi nài nỉ, ngài quyết định tạm bẻ chân ghế chắp một chân cho con vịt và một chân sau bị thiếu cho con chó và dặn khi ngủ không để cẳng xuống đất. 

+ Các loại chim khác cũng đến cùng lúc như chiền chiện, đỏ nách,…Ngọc Hoàng làm vội nên tất cả đều thiếu hai chân. Đến bây giờ các loài chim vẫn giữ thói quen chới với ba lần để thử đặt chân trước khi đậu.

1.3. Tổng kết

1.3.1. Về nội dung

– Truyện đã giải thích quá trình tu bổ lại các giống vật, bù đắp những phần cơ thể còn thiếu để chúng có hình dạng giống ngày nay.

– Văn bản tập trung nói về quá trình hoàn thiện, tu bổ lại các giống vật của Ngọc Hoàng.

1.3.2. Về nghệ thuật

– Văn bản thể hiện được những đặc trưng của thể loại thần thoại như thời gian, không gian, cốt truyện.

– Cốt truyện đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với dân gian.

– Từ ngữ được sử dụng giản dị, mộc mạc, dễ hiểu.

– Giọng điệu tươi vui, hóm hỉnh, hài hước.