Kho tàng tài liệu học tập phong phú.

Công nghệ 12 Bài 26: Động cơ không đồng bộ ba pha

1.1. Khái niệm và công dụng

1.1.1. Khái niệm

  • Động cơ không đồng bộ ba pha là động cơ điện ba pha có tốc độ quay của rô to (n) nhỏ hơn tốc độ quay của từ trường quay (n1)

1.1.2. Công dụng

  • Được sử dụng rộng rải trong các lĩnh vực: Công nghiệp, nông nghiệp, đời sống…( Động cơ rô to lồng sóc)

1.2. Cấu tạo

1.2.1. Stato (phần tĩnh)

a. Lõi thép:

  • Lõi thép gồm các lá thép kĩ thuật điện ghép lại thành hình trụ, mặt trong có rãnh đặt dây quấn.

b. Dây quấn:

  • Dây quấn là dây đồng được phủ sơn cách điện, gồm ba pha dây quấn AX, BY, CZ đặt trong các rãnh stato theo một quy luật nhất định.

  • Thực tế  các đầu dây A ; X ; B ; Y ; C ; Z  được nối ra ngoài hộp đấu dây (đặt ở vỏ của động cơ) và được bố trí như hình vẽ :

  • Thông thường có hai cách đấu dây

1.2.2. Rôto (phần quay):

a. Lõi thép:

  • Lõi thép có đặc điểm:

b. Dây quấn:

  • Dây quấn kiểu roto lồng sóc.

  • Dây quấn kiểu roto dây quấn.

1.3. Nguyên lí làm việc

  • Khi cho dòng 3 pha vào ba dây quấn stato của động cơ, trong Stato sẽ có từ trường quay với tốc độ:

\({n_1} = \frac{{60f}}{P}\) (vp)

  • Trong đó :

    • f là tần số dòng điện (Hz)

    • p là số đôi cực từ

  • Từ trường quay này quét qua các dây quấn của rôto, làm xuất hiện các sức điện động và dòng điện cảm ứng.

  • Lực tương tác điện từ giữa từ trường quay và các dòng điện cảm ứng này tạo ra momen quay tác động lên rôto, kéo rôto quay theo chiều quay của từ trường với tốc độ n < n1

  • Hệ số trượt tốc độ:  \(S = \frac{{{n_1}}}{{{n_2}}} = \frac{{{n_1} – n}}{{{n_1}}}\)

1.4. Cách đấu dây:

  • Tùy thuộc vào điện áp và cấu tạo của động cơ để chọn cách đấu dây cho phù hợp.

  • Ví dụ:

    • Động cơ kí hiệu \(Y/\Delta  – 380/220v.\)

    • Khi điện áp \({U_d} = 220v \to {\rm{ }}\)  động cơ đấu \(\Delta \)

    • Khi điện áp \({U_d} = 380v \to {\rm{ }}\)  động cơ đấu Y

  • Đổi chiều quay động cơ, thì đảo 2 pha bất kì cho nhau .

  • Để đổi chiều quay của động cơ