Kho tàng tài liệu học tập phong phú.

Công nghệ 11 Kết nối tri thức: Tổng kết Chương 6 Bảo vệ môi trường trong chăn nuôi

1.1. Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường trong chăn nuôi

1.1.1. Một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi

– Chất thải chăn nuôi

– Xác vật nuôi

1.1.2. Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi

– Chất thải chăn nuôi gây ô nhiễm nguồn nước, không khí và ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và vật nuôi.

– Chất thải và xác vật nuôi có chứa vi sinh vật gây hại, làm giảm sức đề kháng của vật nuôi, tăng nguy cơ mắc bệnh và phát tán dịch bệnh, giảm hiệu quả kinh tế chăn nuôi.

– Chất thải chăn nuôi có chứa ion kim loại nặng và các chất ô nhiễm khác, gây ảnh hưởng đến hệ sinh vật đất và nước, làm mất cân bằng sinh thái.

1.1.3. Một số biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường chăn nuôi

– Quy hoạch khu chăn nuôi và xây dựng hệ thống chuồng trại tốt

– Mật độ và diện tích chuồng nuôi phù hợp

– Áp dụng công nghệ tiên tiến trong chăn nuôi 

– Công tác vệ sinh, khử trùng chuồng trại 

– Chuyển đổi phương thức chăn nuôi

1.2. Biện pháp xử lí chất thải chăn nuôi

1.2.1. Một số biện pháp xử lí chất thải chăn nuôi

– Khí sinh học (biogas) và hồ sinh học

– Ủ phân compost

– Xử lí nhiệt

– Lọc khí thải

1.2.2. Ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo vệ môi trường chăn nuôi

– Bảo vệ môi trường chăn nuôi là giải pháp nhằm phát triển chăn nuôi bền vững, bảo vệ sức khoẻ con người và vật nuôi.

– Các giải pháp bảo vệ môi trường chăn nuôi sẽ tập trung vào (i) giảm phát sinh chất thải từ chăn nuôi, (ii) xử lí tốt chất thải.

+ Công nghệ sinh học trong giảm thiểu phát sinh chất thải chăn nuôi

+ Công nghệ sinh học trong xử lí chất thải chăn nuôi