1.1. Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc gà đẻ trứng
1.1.1. Chuồng nuôi và mật độ nuôi
– Chuồng nuôi gà đẻ cần được làm ở vị trí yên tĩnh và có đẻ phù hợp cho gà đẻ trứng.
– Đẻ cần được bố trí và thiết kế sao cho chắc chắn, thu trứng thuận lợi và không gây vỡ trứng.
– Mật độ nuôi gà đẻ trứng trung bình từ 3 đến 3,5 con/m2 chuồng (đối với nuôi trên nền).
– Nên điều chỉnh mật độ nuôi tùy thuộc vào mùa và điều kiện thời tiết.
1.1.2. Thức ăn và cho ăn
– Thức ăn cho gà đẻ trứng cần đầy đủ dinh dưỡng, protein 15 – 17%, calcium 3 – 3.5% để tạo vỏ trứng.
– Gà nên được cho ăn 2 lần/ngày với máng ăn và uống riêng biệt, bổ sung bột vỏ trứng, bột xương và cho gà uống nước sạch tự do.
1.1.3. Chăm sóc gà đẻ trứng
– Vệ sinh sạch sẽ chuồng nuôi, máng ăn, máng uống hàng ngày.
– Duy trì nhiệt độ và độ ẩm phù hợp, ánh sáng yếu và chiếu sáng từ 14 đến 16h/ngày.
– Quan sát đàn gà, tách các cá thể bị ốm ra khỏi đàn để điều trị, tiêm vaccine đầy đủ theo quy định.
– Thu trứng từ 3 đến 4 lần/ngày vào những thời điểm nhất định.
Hình 17.1. Nuôi gà đẻ trứng trong lồng
1.2. Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc lợn thịt
1.2.1. Chuồng nuôi và mật độ nuôi
– Chuồng nuôi lợn thịt thường có nền xi măng hoặc nền xi măng kết hợp lớp độn chuồng.
– Diện tích nền xi măng chiếm khoảng 1/3 diện tích chuồng.
– Phương thức nuôi này tiên tiến, giảm ô nhiễm môi trường, chống nóng hiệu quả trong mùa hè.
Hình 17.2. a) Nuôi lợn trên nền xi măng; b) Nuôi lợn trên lớp độn chuồng có bệ ngủ xi măng
1.2.2. Thức ăn và cho ăn
– Cần cung cấp thức ăn phù hợp với từng giai đoạn phát triển và đặc điểm sinh lý của lợn.
– Thức ăn cần an toàn vệ sinh và không chứa nấm mốc và độc tố.
– Có 2 cách cho lợn ăn: tính lượng thức ăn theo khối lượng cơ thể hoặc cho ăn tự do với máng ăn tự động.
– Cho lợn uống nước sạch theo nhu cầu bằng vòi uống tự động.
Bảng 17.1. Cách tính lượng thức ăn cho lợn
Hình 17.3. Cho lợn ăn tự do bằng máng ăn tự động
1.2.3. Chăm sóc lợn thịt
– Đảm bảo chuồng nuôi lợn thịt luôn ấm vào mùa đông, mát vào mùa hè, chống rét và chống nóng bằng các biện pháp thích hợp.
– Hằng ngày làm vệ sinh chuồng, máng ăn, máng uống sạch sẽ.
– Thường xuyên quan sát đàn lợn, tách các cá thể bị ốm để điều trị.
– Tiêm vaccine đầy đủ theo quy định.
1.3. Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc bò sữa
1.3.1. Chuồng nuôi và phương thức nuôi
– Bò sữa được nuôi trong chuồng thông thoáng tự nhiên.
– Nuôi theo 2 phương thức: bản công nghiệp (Hình 17.4 a) và công nghiệp (Hình 17.4 b).
Hình 17.4. a) Bò sữa nuôi theo phương thức bán công nghiệp được chăn thả trên đồng cỏ;
b) Hệ thống chuồng bò sữa có lắp đặt quạt mát
1.3.2. Thức ăn và cho ăn
Thức ăn cho bò sữa gồm ba nhóm chính: thức ăn thô, thức ăn tinh và thức ăn bổ sung.
– Thức ăn thô bao gồm: thức ăn xanh, ủ chua, cỏ khô, rơm lúa, củ quả.
– Thức ăn tinh bao gồm: hạt ngũ cốc, bột từ hạt ngũ cốc, bột và khô dầu đậu tương, hạt cây họ Đậu, bã bia và thức ăn tinh hỗn hợp công nghiệp.
– Thức ăn bổ sung gồm các khoáng và vitamin. Nên trộn lẫn thật kỹ với thức ăn thô để tăng hiệu quả tiêu hoá.
1.3.3. Chăm sóc bò sữa
a) Chống nóng cho bò sữa
– Thiết kế và xây dựng chuồng trại hợp lí
– Lắp đặt thiết bị điều hoà nhiệt độ trong chuồng như tường nước, quạt, giàn phun nước
– Trồng cây bóng mát trong khu vực chuồng trại và trên đồng cỏ
– Có chế độ tắm thích hợp vào những ngày/giờ nắng nóng
b) Chiếu sáng hợp lí
Chế độ chiếu sáng được khuyến cáo như sau:
– Bò đang vắt sữa: 16 giờ sáng + 8 giờ tối
– Bò cạn sữa: 8 giờ sáng + 16 giờ tối.
c) Giảm thiểu tối đa các stress
Để giảm stress cho bò, cần ổn định tối đa các yếu tố ngoại cảnh như nhiệt độ, độ ẩm, cảnh quan, ánh sáng, âm thanh, thái độ ứng xử của người nuôi.
d) Vệ sinh và quản lí sức khoẻ
– Để chăm sóc bò sữa tốt, cần ổn định các yếu tố ngoại cảnh và đảm bảo vệ sinh sạch sẽ cho chuồng và bò.
– Cần ghi chép thường xuyên tình trạng sức khoẻ và tiêm phòng đầy đủ.
e) Khai thác sữa
Khai thác sữa có thể được thực hiện bằng tay, máy hoặc robot và cần đảm bảo quy trình ổn định và vệ sinh trước và sau khi khai thác.
1.4. Chế biến thức ăn bổ sung khoáng cho vật nuôi
1.4.1. Làm bánh dinh dưỡng (đá liếm) bổ sung khoáng cho trâu, bò
a) Chuẩn bị
Dụng cụ: khuôn bánh (có thể bằng nhựa, inox,…), cần (chính xác đến gram), xô, chậu nhựa, thùng đựng nước, thỉa trộn, chạy nên,…
Nguyên liệu
Bảng 17.2. Thành phần nguyên liệu làm bánh dinh dưỡng bổ sung khoảng cho trâu, bò
b) Các bước tiến hành
c) Thực hành
d) Đánh giá kết quả thực hành
Tiêu chí đánh giá
– Các bước thực hành
– Kĩ năng thực hành
– Kết quả thực hành
– An toàn lao động và vệ sinh môi trường
1.4.2. Làm thức ăn bổ sung khoáng cho gia cầm và chim cảnh
a) Chuẩn bi
Dụng cụ: nồi, chảo, bếp, dụng cụ nghiền (chảy, cối hoặc máy xay sinh tố,…), cân (chính xác đến gram), chậu nhựa, thỉa trộn, chảy nén,…
Nguyên liệu: vỏ trứng, vỏ sò, vỏ hến hoặc vỏ ngao, sỏi,
b) Các bước tiến hành
Hình 17.5. Các bước làm thức ăn bổ sung khoảng cho gia cầm và chim cảnh
Bảng 17.4. Công thức phối trộn thức ăn bổ sung khoảng cho gia cầm và chim cảnh
c) Thực hành
d) Đánh giá kết quả thực hành
Tiêu chí đánh giá
– Các bước thực hành
– Kĩ năng thực hành
– Kết quả thực hành
– An toàn lao động và vệ sinh môi trường