1.1. Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất vaccine phòng bệnh cho vật nuôi
1.1.1. Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất vaccine DNA tái tổ hợp
– Vaccine DNA tái tổ hợp là loại vaccine được sản xuất bằng cách sử dụng các gene mã hoá kháng nguyên của vi sinh vật gây bệnh để tổng hợp ra các phân tử DNA tái tổ hợp.
– Vaccine này có khả năng kích thích cơ thể vật nuôi chống lại các vi sinh vật gây bệnh.
– Quy trình sản xuất vaccine DNA tái tổ hợp bao gồm các bước cơ bản được mô tả trong Hình 15.1.
Hình 15.1. Sơ đồ sản xuất vaccine DNA tái tổ hợp
1.1.2. Ưu điểm của vaccine DNA tái tổ hợp
– Các loại vaccine thông thường được sản xuất từ virus, vi khuẩn bất hoạt hoặc các protein của chúng.
– Vaccine DNA tái tổ hợp được sản xuất bằng cách sử dụng các gene mã hoá kháng nguyên của vi khuẩn hoặc virus để tổng hợp các phân tử DNA tái tổ hợp.
– Loại vaccine này không thể tạo ra toàn bộ mầm bệnh, có độ an toàn cao và kích hoạt toàn bộ hệ thống miễn dịch của vật nuôi để bảo vệ cơ thể tốt hơn.
– Quy trình sản xuất vaccine DNA tái tổ hợp ít tốn kém và đơn giản hơn, có thể sản xuất trên quy mô lớn.
– Việc tổng hợp các đoạn DNA nhân tạo bằng cách sử dụng một quy trình hoá học giúp tăng tốc quy trình sản xuất vaccine và đáp ứng nhanh chóng với sự xuất hiện của biến thể hoặc virus mới.
1.2. Ứng dụng công nghệ sinh học trong phát hiện sớm virus gây bệnh ở vật nuôi
– Bệnh do virus gây ra có thể bùng phát thành dịch, gây thiệt hại kinh tế và ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và môi trường.
– Virus bệnh cần khoảng 23 ngày để nhân lên đủ số lượng có thể gây bệnh cho vật nuôi.
– Phát hiện sớm virus trên vật nuôi sẽ giúp nâng cao hiệu quả phòng, trị bệnh, hạn chế bùng phát thành dịch, giảm thiểu tổn thất cho người chăn nuôi.
– Quy trình phát hiện sớm virus gây bệnh trên vật nuôi gồm các bước cơ bản như trong Hình 15.2.
Hình 15.2. Các bước phát hiện sớm virus gây bệnh ở vật nuôi bằng công nghệ sinh học