Kho tàng tài liệu học tập phong phú.

Công nghệ 11 Kết nối tri thức Bài 12: Một số bệnh phổ biến ở lợn và biện pháp phòng, trị

1.1. Bệnh dịch tả lợn cổ điển

1.1.1. Đặc điểm và nguyên nhân gây bệnh

– Bệnh dịch tả lợn cổ điển được xếp vào loại bệnh nguy hiểm do cơ chế lây lan nhanh chóng và qua nhiều con đường khác nhau.

– Bệnh có khả năng lây qua đường tiêu hoá, hô hấp và qua các vùng da có vết thương trầy xước.

– Nguyên nhân gây bệnh là virus dịch tả lợn cổ điển, có vật chất di truyền là RNA và thuộc họ Flaviviridae.

– Virus có thể ra ngoài qua phân, nước tiểu, nước bọt, gây khả năng lây lan rất cao.

1.1.2. Biện pháp phòng, trị bệnh

– Bệnh dịch tả lợn cổ điển hiện chưa có thuốc đặc trị, nên phương pháp chủ yếu là phòng bệnh.

– Để phòng bệnh dịch tả lợn cổ điển, cần giữ cho chuồng trại luôn khô thoáng, thông thoáng, vệ sinh sát trùng định kỳ.

– Cần tiêm vaccine đầy đủ theo khuyến cáo để phòng bệnh dịch tả lợn cổ điển.

1.2. Bệnh tai xanh

1.2.1. Đặc điểm và nguyên nhân gây bệnh

– Bệnh tai xanh là bệnh do Arterivirus gây ra, chỉ ảnh hưởng đến lợn.

– Lợn ở mọi lứa tuổi đều có thể bị nhiễm bệnh, tuy nhiên, lợn con và lợn nái đang mang thai dễ mắc bệnh hơn.

– Bệnh có thể lây trực tiếp thông qua tiếp xúc với lợn bị nhiễm hoặc gián tiếp qua các nhân tố trung gian bị nhiễm virus.

Hình 12.1. Một số triệu chứng của bệnh tai xanh

1.2.2. Biện pháp phòng, trị bệnh

a) Phòng bệnh

– Giữ chuồng trại khô thoáng, lưu thông khí, vệ sinh sát trùng định kì.

– Thực hiện tốt biện pháp chăn nuôi “cùng vào – cùng ra”.

– Tiêm phòng vaccine đầy đủ theo lịch khuyến cáo.

b) Trị bệnh

– Báo cho thủ y địa phương khi phát hiện vật nuôi bị bệnh.

– Không được tắm cho lợn bị bệnh.

– Sử dụng Sorbitol để giải độc gan, thận cho lợn.

– Có thể sử dụng thuốc hạ sốt, thuốc kháng viêm và một số loại thuốc kháng sinh phổ kháng khuẩn rộng để điều trị.

1.3. Bệnh tụ huyết trùng lợn 

1.3.1. Đặc điểm và nguyên nhân gây bệnh

– Bệnh tụ huyết trùng lợn do vi khuẩn Gram âm Pasteurella multocida gây ra.

– Vi khuẩn này sẵn có trong niêm mạc mũi và hạch amidan của lợn.

– Bệnh lây từ gia súc bệnh sang gia súc khoẻ qua đường không khí, tiếp xúc trực tiếp và qua thức ăn, nước uống.

– Môi trường bất lợi như thời tiết thay đổi, vận chuyển chuồng, nuôi chật chội… cũng làm giảm sức đề kháng của lợn và tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh phát triển.

Hình 12.2. Đàn lợn bị bệnh tụ huyết trùng

1.3.2. Biện pháp phòng, trị bệnh

a) Phòng bệnh

Bệnh tụ huyết trùng lợn bùng phát khi thời tiết thay đổi, cần bổ sung các sản phẩm tăng sức đề kháng cho lợn. Cần giữ chuồng khô thoáng, lưu thông khí và thực hiện vệ sinh định kì. Tiêm vaccine đầy đủ, từ 4 tuần tuổi trở lên, nhắc lại 6 tháng/lần. Sử dụng kháng sinh như Tetracycline, Sulfamethazine, Sulfathiazole, Penicillin, Tylosin, Sulfamethazine, Tiamulin để phòng bệnh hoặc điều trị.

b) Trị bệnh

– Khi phát hiện lợn bị bệnh, cần báo ngay cho thú y địa phương.

– Sử dụng kháng sinh kết hợp để điều trị bệnh, như Penicillin, Streptomycin, Tylosin, Gentamycin.

– Kết hợp các thuốc điều trị triệu chứng, thuốc trợ sức và các sản phẩm bổ trợ.