1.1. Khái niệm
– Vật liệu cơ khí được sử dụng để chế tạo các sản phẩm cơ khí.
– Các loại vật liệu cơ khí phổ biến bao gồm gang, thép, hợp kim đồng, hợp kim nhôm, cao su, nhựa.
– Ngày nay, các loại vật liệu mới được tạo ra với những tính năng vượt trội như siêu bền, siêu nhẹ, siêu cứng, bao gồm vật liệu composite và vật liệu nano.
1.2. Phân loại
Hình. Sơ đồ phân loại vật liệu cơ khí
1.2.1. Vật liệu kim loại
– Gồm kim loại và hợp kim của chúng
– Tính dẫn điện và dẫn nhiệt tốt, độ bền cơ học cao, độ bền hoá học kém
– Các loại vật liệu phổ biến: gang, thép, hợp kim đồng, hợp kim nhôm,…
1.2.2. Vật liệu phi kim loại
– Chia thành vật liệu vô cơ (ceramic) và vật liệu hữu cơ (polymer)
– Vật liệu vô cơ là hợp chất giữa kim loại và phi kim hoặc giữa các phi kim với nhau
– Tính dẫn điện và dẫn nhiệt kém, cứng, giòn
– Các loại vật liệu vô cơ: gốm ôxit, gốm cacbit,…
– Vật liệu hữu cơ có thành phần chủ yếu là carbon và hydrogen
– Tính dẫn điện và dẫn nhiệt kém, dễ biến dạng dẻo ở nhiệt độ cao, giòn ở nhiệt độ thấp
– Các loại vật liệu hữu cơ thông dụng: cao su và chất dẻo, chia thành nhựa nhiệt dẻo và nhựa nhiệt rắn.
1.2.3. Vật liệu mới
– Gồm các loại chủ yếu như composite, nano
– Có tính năng vượt trội về độ bền, độ cứng và nhẹ
– Vật liệu composite kết hợp từ hai hoặc nhiều vật liệu thành phần
– Vật liệu nano có cấu trúc từ các hạt rất nhỏ, được tạo ra bởi công nghệ nano.
1.3. Tính chất đặc trưng của vật liệu cơ khí
1.3.1. Tính chất cơ học
– Độ bền: khả năng chịu tác động của ngoại lực mà không bị phá huỷ.
– Độ dẻo: khả năng biến dạng dẻo của vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực.
– Độ cứng: khả năng chống lại biến dạng dẻo của lớp bề mặt vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực.
1.3.2. Tính chất vật lí
– Nhiệt độ nóng chảy: nhiệt độ mà vật liệu chuyển từ trạng thái rắn sang trạng thái lỏng.
– Tính dẫn nhiệt: khả năng dẫn nhiệt của vật liệu.
– Tính dẫn diện: khả năng dẫn điện của vật liệu.
– Khối lượng riêng: khối lượng của vật liệu trên đơn vị thể tích.
1.3.3. Tính chất hoá học
– Tính chịu axit, kiềm và muối: khả năng chịu tác động của các chất axit, kiềm và muối trong môi trường.
– Tính chống ăn mòn: khả năng chống lại quá trình ăn mòn của vật liệu.
1.3.4. Tính công nghệ
– Tính đúc: khả năng được đúc thành hình dạng mong muốn.
– Tính hàn: khả năng được hàn lại với nhau.
– Tính rèn: khả năng được rèn nóng để tạo ra hình dạng mong muốn.
– Tính gia công cắt gọt: khả năng được cắt và gia công thành các hình dạng mong muốn.