1.1. Khái niệm
1.1.1. Khái niệm
– Ô tô là phương tiện giao thông đường bộ, có từ 4 bánh xe trở lên, dùng để chuyên chở người, hàng hoá hoặc thực hiện nhiệm vụ riêng
1.1.2. Phân loại
– Theo nguồn động lực làm ô tô chuyển động, ô tô được chia thành 3 loại: động cơ đốt trong, động cơ điện, kết hợp đốt trong và điện.
– Theo công dụng, ô tô được chia thành ba nhóm chính: chở người, chở hàng hoá, chuyên dụng và từ đó chia thành nhiều loại khác nhau.
– Nhóm ô tô chở người được chia ra các loại sau:
+ Nhóm ô tô chở người có 2 loại chính: ô tô con (tối đa 9 chỗ ngồi) và ô tô khách (từ 10 chỗ trở lên).
+ Ô tô khách được chia ra thành 2 loại: đường dài và buýt (đi tuyến cố định trong thành phố hoặc vùng lân cận).
– Nhóm ô tô chở hàng được chia ra các loại sau:
+ Loại ô tô có thùng cố định, phù hợp cho nhiều hãng xe khác nhau.
+ Loại ô tô có thùng tự đổ, chở vật liệu xây dựng.
+ Ô tô chở hàng đặc biệt như xăng dầu, bê tông, hàng đông lạnh.
– Nhóm ô tô chuyên dụng được dùng trong những công việc đặc thù như: ô tô cứu thương, ô tô chữa cháy, ô tô cần cẩu, ô tô truyền hình, ô tô siêu trường, siêu trọng,…
Hình 23.1. Một số loại ô tô
1.2. Vai trò của ô tô trong đời sống và sản xuất
– Hiện nay, có nhiêu loại phương tiện giao thông nhưng ô tô vẫn là phương tiện giao thông có vai trò rất quan trọng trong đời sống và sản xuất.
1.2.1. Vai trò của ô tô trong đời sống
– Ô tô là phương tiện đường bộ thường được sứ dụng đế vận chuyển người và hàng hoá. Ô tô đóng vai trò quan trọng trong đời sống vì:
– Ô tô linh hoạt chở nhiều người và hàng hóa trên nhiều địa hình.
– Nhiều loại ô tô chuyên dụng được thiết kế để phục vụ các công việc đặc thù như cứu hỏa, cứu thương, truyền hình.
1.2.2. Vai trò của ô tô trong sản xuất
– Ô tô quan trọng trong sản xuất và vận chuyển hàng hóa và nguyên vật liệu.
– Các loại hàng hóa đặc biệt như xăng dầu thì ô tô chuyên dụng thể hiện vai trò không thể thay thế khi vận chuyển.
– Ô tô có tính đa dạng và có thể vận chuyển trên nhiều địa hình khác nhau.
1.3. Cấu tạo chung của ô tô
– Ô tô có cấu tạo phức tạp với nhiều hệ thống và chi tiết. Cấu trúc chung của ô tô bao gồm 4 phần chính như hình 23.2.
Hình 23.2. Sơ đồ khối cấu tạo chung của ô tô
– Động cơ có nhiệm vụ chuyển năng lượng thành cơ năng và dẫn động các hệ thống khác.
– Động cơ phổ biến trên ô tô là động cơ đốt trong, động cơ điện và kết hợp động cơ đốt trong và điện.
– Phần gầm gồm các hệ thống chính sau:
+ Hệ thống truyền lực truyền mô-men từ động cơ tới bánh xe để ô tô chuyển động.
+ Hệ thống treo giảm tải trọng va đập từ mặt đường và đảm bảo chuyển động êm trên đường.
+ Hệ thống lái điều khiển hướng di chuyển của ô tô.
+ Hệ thống phanh có tác dụng giảm tốc độ hoặc giữ xe đứng.
+ Khung xe lắp các cụm tổng thành trên ô tô và chịu lực trong quá trình chuyển động.
– Phần điện – điện tử còn gọi là trang bị điện gồm các hệ thống chính sau:
+ Hệ thống cung cấp điện lưu trữ và cung cấp năng lượng cho các thiết bị trên ô tô.
+ Hệ thống điện động cơ điều khiển các hệ thống của động cơ đốt trong.
+ Hệ thống chiếu sáng đảm bảo cho xe hoạt động khi trời tối và an toàn giao thông.
+ Hệ thống thông tin và tín hiệu cung cấp thông tin cho người lái và kĩ thuật viên.
+ Hệ thống kiểm tra và giám sát theo dõi thông số hoạt động của xe.
+ Hệ thống các thiết bị phụ giúp tăng sự hiệu quả, chính xác, an toàn và tiện nghi.
– Phần thân vỏ có nhiệm vụ tạo khoang kín bảo vệ hành khách và hàng hóa khỏi tác động bên ngoài.
– Đối với ô tô con, thân vỏ có nhiệm vụ cố định và liên kết các bộ phận trên ô tô.