Sơ đồ tổng quát về trồng trọt công nghệ cao
1.1. Giới thiệu về trồng trọt công nghệ cao
a. Khái niệm
– Trồng trọt công nghệ cao là trồng trọt được ứng dụng kết hợp những công nghệ tiên tiến (còn gọi là công nghệ cao) để sản xuất, nhằm nâng cao hiệu quả, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng sản phẩm trồng trọt, thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của xã hội và đảm bảo sự phát triển nông nghiệp bền vững.
b.Ưu điểm và hạn chế
Ưu điểm
– Nâng cao hiệu quả sử dụng đất trồng, tiết kiệm nước tưới, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.
– Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm trồng trọt và đặc biệt là thân thiện với môi trường.
– Nông dân chủ động trong sản xuất, giảm sự lệ thuộc vào thời tiết và khi hậu, do đó quy mô sản xuất được mở rộng.
– Giảm giá thành và đa dạng hoá sản phẩm, cạnh tranh tốt hơn trên thị trường.
– Với những ưu điểm kể trên, trồng trọt công nghệ cao (Nguồn: Bộ Nông nghiệp và không chỉ là xu hướng của thời đại mà còn là một Phát triển Nông thôn, 2017). trong những giải pháp cấp thiết giúp trồng trọt vượt qua được những thách thức lớn đang gặp phải như tác động tiêu cực của biến đổi khi hậu (hạn hán, ngập ủng, mặn xâm lấn…. ), quá trình đô thị hoá thu hẹp diện tích đất trồng, nhu cầu lương thực tăng cao do sự gia tăng dân số,…
Hạn chế
– Chi phi đầu tư cho trồng trọt công nghệ cao rất lớn.
– Thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao để có thể vận hành hệ thống thiết bị trong trồng trọt công nghệ cao.
c. Thực trạng
– Sự quan tâm của Nhà nước về nông nghiệp công nghệ cao
– Sự tham gia tích cực của chính quyền địa phương, doanh nghiệp và người dân
– Bước đầu mang lại hiệu quả tích cực
1.2. Một số công nghệ cao trong trồng trọt
a. Công nghệ nhà kính trồng cây
– Nhà kinh là công trình thường có cạnh và mái làm bằng kính hoặc vật liệu tương tự; dùng để trồng cây nhằm tránh tác động bất lợi của thời tiết, đồng thời giúp chủ động điều chỉnh các điều kiện chăm sóc cây trồng bằng các công nghệ tiên tiến.
– Một số mô hình nhà kinh phổ biến
+ Nhà kính đơn giản
+ Nhà kính liên hoàn
+ Nhà kính hiện đại
b. Công nghệ tưới nước tự động tiết kiệm
– Công nghệ tưới nước tự động, tiết kiệm là công nghệ cung cấp nước tự động cho cây trồng một cách có hiệu quả nhất, bằng cách điều chỉnh lượng nước tưới và dạng tưới đề tối ưu hoá việc sử dụng nước của cây.
– Một số công nghệ tưới tự động
+ Tưới nhỏ giọt
+ Tưới phun sương
+ Tưới phun mưa
c. Công nghệ loT
– Trồng trọt ứng dụng IoT (Intemet of Things) là việc số hoả các hoạt động từ sản xuất đến chế biến, tiêu dùng thông qua các thiết bị cảm biến, công nghệ điều hành và tự động hoá. Từ sản xuất định tính, thông qua ứng dụng loT, người nông dân có thể kiểm soát được diễn biến cây trồng và vật nuôi qua số liệu, phân tích tự động, từ đó sẽ có các quyết định đúng và hiệu quả.
+ Canh tác chính xác
+ Nhà kính thông minh
1.3. Một số mô hình trồng trọt công nghệ cao
a. Mô hình thủy canh
– Khái niệm: Thuỷ canh là kĩ thuật trồng cây không dùng đất, cây được trồng vào hệ thống chứa dung dịch dinh dưỡng (dung dịch thuỷ canh). Tuỳ theo từng hệ thống mà toàn bộ hoặc một phần rễ cây được ngâm trong dung dịch dinh dưỡng (Hình 25.2).
Hình 25.2. Mô hình trồng rau thuỷ canh
– Ưu và nhược điểm của kĩ thuật thuỷ canh
– Cấu trúc cơ bản: Một hệ thống thuỷ canh cơ bản gồm hai phần: Bể/ thùng chưa và máng trồng cây
– Nguyên lí hoạt động:
+ Hệ thống thuỷ canh không hồi lưu (thuỷ canh tĩnh).
+ Hệ thống thuỷ canh hồi lưu (thuỷ canh động).
b. Mô hình khí canh
– Khái niệm: Khí canh là một kĩ thuật trồng cây trong môi trường kín hoặc bán kín, không sử dụng đất. Đặc điểm của phương pháp này là bộ rễ cây lơ lửng trong không khí, dinh dưỡng được cung cấp thông qua hệ thống bơm dung dịch dinh dưỡng với áp suất cao tạo nên các hạt sương bám dính vào bộ rễ của cây (Hình 25.5)
Hình 25.5. Mô hình khí canh
– Ưu và nhược điểm của kĩ thuật khí canh
– Cấu trúc cơ bản: Một hệ thống khi canh cơ bản gồm ba phần (Hinh 25.6)
Hình 25.6. Sơ đồ cấu tạo của hệ thống khí canh đơn giản
– Nguyên lí hoạt động: Hệ thống khi canh hoạt động theo nguyên li tự động, khép kín. Bơm đầy dung dịch trong bể chứa vào đường ống, qua vòi phun vào không khi tạo hơi sương, nơi có rễ cây. Một phần phần còn lại rơi xuống mảng thu và sương bám trên bề mặt rễ, phần còn lại rơi xuống mang thu và được đưa trở lại bể chứa.