1.1. Sử dụng và bảo quản phân bón hóa học
a. Sử dụng phân bón hoá học
– Cách bón: Dựa vào đặc điểm của các loại phân bón hóa học để có cách bón phù hợp
+ Phân đạm, phân kali có tỉ lệ dinh dưỡng cao, dễ hoà tan và hiệu quả nhanh nên dùng để bón thúc là chính.
+ Phân hỗn hợp NPK có thể dùng bón lót hoặc bón thúc.
+ Phân lân dùng bón lót để có thời gian cho phân bón hòa tan. Phân lân thiên nhiên chỉ dùng để bón cho đất chua mới có hiệu quả.
+ Bón phân đạm, phân kali liên tục qua nhiều năm đất sẽ bị hóa chua, vì vậy cần bón vôi để cải tạo đất.
– Khi bón phân bón hoá học, cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
+ Lựa chọn loại phân bón phù hợp. Mỗi loại phân bón phù hợp với các loại cây trồng, loại đất khác nhau. Vì vậy, lựa chọn loại phân bón phù hợp sẽ phát huy được tối đa hiệu quả của phân bón, giúp cây trồng có thể đạt năng suất tốt nhất.
+ Bón đúng thời điểm và đúng liều lượng: Với mỗi loại cây khác nhau, ở mỗi giai đoạn sinh trường sẽ cần lượng dinh dưỡng khác nhau. Việc bón phân đúng thời điểm sẽ phát huy hiệu quả của phân bón. Ngoài ra, nên bón phân đúng liều lượng, nếu bón quá nhiều sẽ gây lãng phí, ảnh hưởng xấu đến cây trồng và đất. Ngược lại, nếu bón quá ít, cây sẽ thiếu chất dinh dưỡng, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.
+ Bón phân bón hoá học cần cân nhắc đến yếu tố thời tiết, khí hậu, đất đai. Không bón phân vào ngày mưa để tránh hiện tượng nước mưa làm trôi phân, gây lãng phí.
b. Bảo quản phân bón hóa học
Khi bảo quản phân bón hóa học cần đảm bảo các nguyên tắc sau (Bảng 8.1.)
Bảng 8.1. Các nguyên tắc cơ bản khi bảo quản phân bón hóa học
Chống ẩm |
Bảo quản phân bón nơi khô ráo, thoảng mất, không đặt trực tiếp trên nền đất hoặc nền xi măng (tốt nhất nên đặt trên giả gỗ, tạo khoảng cách với mặt đất). Có thể bảo quản phân bón trong chum, vại sành hoặc bao nylon được buộc kín. |
Chống để lẫn lộn |
Khu vực bảo quản phải có nhiều gian, mỗi gian đề riêng một loại phân bón. Nếu không có điều kiện, có thể để chung một gian nhưng bắt buộc phải chia ngăn để riêng từng loại, đánh dấu các loại phân bón để tránh nhầm lẫn |
Chống acid |
Một số loại phân bón (ammonium sunfate, ammonium chloride, ammonium nitrate, super lần) có tính acid nên cần chọn các vật liệu sử dụng, bảo quản có tính chống acid. Nền nhà phải làm bằng xi măng hoặc bằng gạch, không lót gỗ, tre, nứa. |
Chống nóng |
Một số loại phân bón hoá học (ammonium nitrate, potassium nitrate, calcium nitrate) gặp nóng sẽ xảy ra hiện tượng gây nổ nên cần bảo quản nơi thoảng mát, không được để phân bón gần nguồn nhiệt, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp. |
1.2. Sử dụng và bảo quản phân bón hữu cơ
a. Sử dụng phân bón hữu cơ
– Cách bón
+ Phân bón hữu cơ chủ yếu dùng để bón lót và phải bón lót sớm (xa ngày gieo trồng). Độ sâu vui phân bón hữu cơ tuỳ thuộc điều kiện khi hậu, mùa vụ và thành phần cơ giới của đất.
+ Phân bón hữu cơ có hàm lượng dinh dưỡng thấp nên khi sử dụng phải bón một lượng lớn mới đủ dinh dưỡng cho cây. Phân bón hữu cơ có hiệu lực chậm hơn phân bón hoá học nhưng hiệu lực bền: hiệu quả kéo dài nhiều vụ, nhiều năm.
+ Khi sử dụng phân bón hữu cơ cần được ủ hoai mục. Ủ phân bón hữu cơ cùng với phân lân thiên nhiên (apatite, phosphorite) hoặc phân lân chế biến (supper lân) vừa làm cho phân bón hữu cơ chóng hoai mục, vừa làm cho phân lân dễ tiêu hơn.
+ Để nâng cao hiệu quả của phân bón hữu cơ cần bón phối hợp với phân bón vô cơ và chú ý đến công thức luân canh
b. Bảo quản phân bón hữu cơ
Khi bảo quản phân bón hữu cơ cần phủ bạt hoặc trát bùn để đảm bảo vệ sinh môi trường. Tuy điều kiện cụ thể, có thể chọn một trong ba phương pháp bảo quản sau:
– Ủ nóng (hay ủ xốp): Là phương pháp ủ, bảo quản đề đống, thoáng khí, phân giải trong điều kiện hiếu khi, nhiệt độ tăng nhanh và đạt khoảng 60°C – 70°C; Vi sinh vật hoạt động mạnh, phân bón hữu cơ chống hoai mục, cung cấp phân bón kịp thời cho mùa vụ và cho cây trồng.
– Ủ nguội (hay ủ chặt): Là phương pháp ủ, bảo quản phân bón hữu cơ trong điều kiện kì khi (phân được nén chặt và tưới nước đề đầy hết không khi ra khỏi đống ủ). Phân bón hữu cơ được phân giải từ tử, dự trữ nguồn phân bón hữu cơ đã được ủ, bảo quản khi mùa vụ, cây trồng chưa cần ngay.
– Ủ hỗn hợp: Là phương pháp kết hợp ủ nóng trước, ủ nguội sau. Sau khi nhiệt độ trong đống ủ đạt khoảng 60°C–70°C thì nên đóng ủ và tưới nước để nhiệt độ giảm xuống còn khoảng 20°C – 35°C, giữ độ ẩm từ 60% đến 70% để phân bón hữu cơ phân giải thuận lợi.
1.3. Sử dụng và bảo quản phân bón vi sinh
a. Sử dụng phân bón vi sinh
– Cách bón
+ Phân bón vi sinh có thể trộn hoặc tầm vào hạt, rễ cây trước khi gieo trồng.
+ Đối với cây ngắn ngày thường dùng để bón lót, với cây dài ngày thường bón sau mỗi vụ thu hoạch.
+ Bón vào đất để làm tăng số lượng vi sinh vật có ích trong đất.
+ Khi bón phân bón vi sinh vào đất cần đảm bảo độ ẩm của đất để các vi sinh vật hoạt động tốt nhất.
b. Bảo quản phân bón vi sinh
Bảo quản phân bón vi sinh nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp, để xa khu vực ẩm ướt và nơi có nước đọng, Vào mùa hè, phân bón vi sinh bảo quản được khoảng 4 tháng, về mùa đông sẽ bảo quản được khoảng 6 tháng.