1.1. Khái niệm giống cây trồng
– Giống cây trồng là một quần thể cây trồng có thể phân biệt được với quần thể cây trồng khác thông qua sự biểu hiện của ít nhất là một đặc tính và di truyền được cho đời sau; đồng nhất về hình thái, ổn định qua các chu kỉ nhân giống; có giá trị canh tác, giá trị sử dụng, bao gồm giống cây nông nghiệp, giống cây dược liệu, giống cây cảnh và giống nấm ăn (Khoản 5, điều 2, Luật Trồng trọt 2018).
– Mỗi giống cây trồng thưởng chỉ cho năng suất cao, chất lượng tốt ở một hoặc một vài vùng sinh thái nhất định. Vì vậy, ở mỗi vùng khác nhau thường sử dụng một số giống cây trồng phù hợp với điều kiện khi hậu, đất trồng và tập quán canh tác của vùng đó. Ví dụ: giống lúa nếp Tú Lệ (Hình 11.1) chỉ thơm ngon khi trồng ở thung lũng Tú Lệ, Văn Chắn, Yên Bái, giống lúa Tám xoan (Hình 11.2) chỉ cho năng suất cao, chất lượng tốt khi trồng ở huyện Hải Hậu, Nam Định, giống lúa Nàng Thơm chợ Đảo (Hình 11.3) chỉ thơm ngon khi trồng ở một số xã thuộc huyện Cần Đước, Long An.
1.2. Vai trò của giống cây trồng
Giống quy định năng suất và chất lượng cây trồng. Giống tốt giúp tăng năng suất và chất lượng nông sản. Ngày càng nhiều giống cây trồng năng suất cao, chất lượng tốt được các nhà chọn giống tạo ra, phục vụ nhu cầu của con người (Bảng 11.1).
Bảng 11.1. Năng suất và chất lượng của một số giống lúa
– Giống tốt giúp tăng khả năng kháng sâu, bệnh (Hình 11.4) và tăng khả năng chống chịu với các điều kiện bất lợi của môi trường. Sử dụng giống kháng sâu, bệnh giúp giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Nhiều giống cây trồng có khả năng chống chịu với các điều kiện bắt lợi (mặn, chua, hạn, ngập,…) nhờ đó giúp mở rộng diện tích trồng trọt.
Hình 11.4. Giống ngô DK9955s kháng sâu (a) và giống ngô không kháng sâu (b)
Hình 11.5. Giống mới giúp tăng vụ và thay đổi cơ cấu cây trồng