Kho tàng tài liệu học tập phong phú.

Công nghệ 10 Kết nối tri thức Bài 1: Công nghệ và đời sống

1.1. Khái quát về khoa học, kĩ thuật, công nghệ

a. Khoa học

Hình 1.2. Một số nhà khoa học và phát minh nổi bật

– Khoa học là hệ thống tri thức về mọi quy luật và sự vận động của vật chất, những quy luật của tự nhiên, xã hội, tư duy. Khoa học tự nhiên là một lĩnh vực của khoa học, có mục đích nhận thức, mô tả, giải thích và tiên đoán về các sự vật, hiện tượng và quy luật tự nhiên dựa trên những bằng chứng có được từ quan sát và thực nghiệm.

– Khoa học tự nhiên bao gồm các lĩnh vực Vật lí, Hoá học, Sinh học, Thiên văn học và Khoa học trái đất.

– Những thành tựu của Khoa học tự nhiên không chỉ nâng cao hiểu biết của con người về sự vật, hiện tượng và các quy luật của tự nhiên mà còn được ứng dụng để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn, tạo dựng môi trường sống cho con người, định hình cho sự phát triển của kinh tế, xã hội….

 

b. Kĩ thuật

– Kĩ thuật là việc ứng dụng các nguyên lí khoa học vào việc thiết kế, chế tạo, vận hành các máy móc, thiết bị, công trình, quy trình và hệ thống một cách hiệu quả và kinh tế nhất. Kết quả của nghiên cứu kĩ thuật góp phần tạo ra các giải pháp, sản phẩm, công nghệ mới.

– Nhờ có kĩ thuật, các nguyên lí khoa học được ứng dụng trong thực tiễn biểu hiện qua các thiết bị, máy móc hay hệ thống phục vụ nhu cầu của đời sống, sản xuất, kiến tạo môi trường sống.

– Kĩ thuật được chia thành các lĩnh vực khác nhau như kĩ thuật cơ khí, kĩ thuật điện, kĩ thuật xây dựng, kĩ thuật hóa học,…

 

c. Công nghệ

– Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kĩ thuật có hoặc không kèm theo công cụ. phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm, dịch vụ. Trong mối quan hệ với kĩ thuật, công nghệ là kết quả của hoạt động kĩ thuật. Công nghệ có tính chuyển giao và luôn luôn được đổi mới nhờ sự phát triển của khoa học, kĩ thuật.

– Công nghệ rất đa dạng, phong phú và có thể phân chia theo nhiều cách khác nhau. Theo lĩnh vực khoa học có công nghệ hoá học, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin,… Theo lĩnh vực kĩ thuật có công nghệ cơ khí, công nghệ điện, công nghệ xây dựng, công nghệ vận tải….; Theo đối tượng áp dụng có công nghệ ô tô, công nghệ vật liệu, công nghệ nano, công nghệ trồng cây trong nhà kinh…..

– Trong mỗi giai đoạn lịch sử, công nghệ luôn là yếu tố có tính dẫn dắt, định hình và chi phối sự phát triển kinh tế – xã hội. Khi có sự đột phá về công nghệ, đó là thời điểm diễn ra cách mạng công nghiệp.

 

d. Mối liên hệ giữa khoa học, kĩ thuật, công nghệ

Hình 1.5. Mối liên hệ giữa khoa học, kĩ thuật, công nghệ

– Khoa học là cơ sở của Kĩ thuật, Kĩ thuật thúc đẩy phát triển Khoa học: kết quả nghiên cứu khoa học là những tri thức về sự vật hiện tượng, các quy luật của thế giới tự nhiên. Kĩ thuật dựa trên các tri thức do khoa học khám phá ra để giải quyết vấn để thực tiễn. Ví dụ, khoa học phát minh ra lực đẩy Archimedes, kĩ thuật dựa trên lực đầy Archimedes thiết kế ra tàu, thuyền nổi và di chuyển được trên mặt nước.

– Kĩ thuật tạo ra Công nghệ mới, dựa trên Công nghệ hiện có: một mặt, kĩ thuật giải quyết vấn đề thực tiễn dựa trên tri thức khoa học (cơ sở khoa học của kĩ thuật), kết quả là tạo ra hay cải tiến sản phẩm, công nghệ, mặt khác, công nghệ hiện có lại là cơ sở quan trọng của kĩ thuật (cơ sở công nghệ của kĩ thuật) để giải quyết vẫn đề thực tiễn. Ví dụ, dựa trên nguyên lí lực từ tác động lên dây dẫn khi có dòng điện chạy qua, kĩ thuật tạo ra công nghệ về động cơ điện; các động cơ điện sau khi được sáng chế ra, làm cơ sở để kĩ thuật giải quyết các vấn đề khác.

– Công nghệ thúc đẩy Khoa học, Khoa học là cơ sở để phát triển Công nghệ: sự phát triển của công nghệ tạo điều kiện thúc đẩy khoa học phát triển qua các công nghệ, thiết bị đo lường, phân tích trong quá trình khám phá thế giới tự nhiên. Ví dụ, kinh thiên văn điện từ (công nghệ) giúp quá trình nghiên cứu về thiên văn học hiệu quả hơn.

 

1.2. Công nghệ với tự nhiên, con người và xã hội

a. Công nghệ với tự nhiên

– Công nghệ ảnh hưởng tới khoa học, giúp cho quá trình khám phá tự nhiên tốt hơn, đạt được những thành tựu cao hơn.

– Công nghệ giúp xử lí những vấn đề về môi trường, phòng chống thiên tai và ủng phó với biến đổi khí hậu (Hình 1.6).

– Công nghệ phát triển giúp con người khai thác nhưng cũng làm cạn kiệt tài nguyên. Một số công nghệ ảnh hưởng môi trường, thế giới tự nhiên và con người.

Hình 1.6. Công nghệ hỗ trợ phòng chống thiên tại

 

b. Công nghệ với con người

– Công nghệ mang lại sự tiện nghi, đáp ứng nhu cầu và thay đổi cuộc sống của con người (Hình 1.7)

– Công nghệ làm tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả hoạt động của con người.

– Công nghệ tạo ra hệ thống sản xuất thông minh nhưng đầy con người đối mặt với tinh trạng thất nghiệp.

Hình 1.7. Công nghệ mang lại sự tiện nghi

 

c. Công nghệ với xã hội

– Công nghệ thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển, quản lí tốt xã hội (Hình 1.8).

– Công nghệ tác động đến cách nghĩ, lối sống của con người nhưng cũng làm con người bị lệ

Hình 1.8. Công nghệ giúp khai thác năng lượng từ thiên nhiên.