1.1. Thành phần và tính chất của đất trồng
a. Khái niệm
Đất trồng là lớp ngoài cùng tơi xốp của vỏ Trái Đất, có vai trò cung cấp nước, chất dinh dưỡng và các điều kiện khác cho cây trồng sống, phát triển và tạo ra sản phẩm trồng trọt. Đất trồng là sản phẩm do đá biến đổi tạo thành dưới tác động tổng hợp của các yếu tố khí hậu, địa hình, sinh vật, thời gian và con người.
b. Thành phần của đất trồng
Thành phần của đất trồng bao gồm: nước, không khí, chất rắn và sinh vật.
Hình 4.2. Phẫu diện đất
c. Tính chất của đất trồng
Tính chất chủ yếu của đất trồng có thể chia thành các nhóm sau:
– Nhóm tính chất lý học: thành phần cơ giới của đất, kết cấu đất, độ xốp, độ thoáng khí, khả năng giữ nước,…
– Nhóm tính chất hóa học: phản ứng của dung dịch đất, keo đất, khả năng hấp phụ của đất, phản ứng đệm của đất, hữu cơ và mùn trong đất,…
– Nhóm tính chất sinh học: hoạt động của vi sinh vật, động vật.
d. Độ phì nhiêu của đất trồng
– Độ phì nhiêu của đất là khả năng của đất có thể cung cấp đồng thời và liên tục nước, nhiệt, khi và dinh dưỡng cho cây trồng sinh trưởng, phát triển.
– Căn cứ vào nguồn gốc hình thành, độ phì nhiêu của đất được chia thành 2 loại: độ phì nhiêu tự nhiên và độ phì nhiêu nhân tạo.
– Độ phì nhiêu tự nhiên: được hình thành do kết quả quá trình hình thành đất, không có sự tác động của con người.
– Độ phì nhiêu nhân tạo: được hình thành trong hoạt động sản xuất của con người.
1.2. Biện pháp cải tạo, sử dụng và bảo vệ đất trồng
– Cải tạo, sử dụng đất xám bạc màu
– Cải tạo, sử dụng đất xói mòn mạnh trơ xỏi đá
– Cải tạo, sử dụng đất mặn
– Cải tạo, sử dụng đất xám phèn
– Một số biện pháp bảo vệ đất trồng
+ Canh tác: làm đất, sử dụng máy móc cơ giới hoá một cách hợp lí; hạn chế sử dụng các loại hóa chất độc hại cho đất; che phủ đất, trồng cây bảo vệ đất (chắn gió, chắn cát, ngăn sóng biển….); luân canh, xen canh cây trồng.
+ Thuỷ lợi: tưới, tiêu hợp lý.
+ Bón phân: cân đối, tăng cường sử dụng phân hữu cơ và phân hữu cơ vi sinh.
1.3. Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất một số giá thể trồng cây
a. Định nghĩa
Giá thể là tên gọi chung của các vật liệu hoặc hỗn hợp các vật liệu giúp tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển bộ rễ cây trồng.
b. Phân loại giá thể
Chia thành 2 nhóm chính:
– Giá thể hữu cơ (có nguồn gốc từ thực vật và động vật): rêu than bùn, mùn cưa, vỏ cây thông (Hinh 6.2A), vỏ cây, xơ dừa, trấu hun, phân chuồng…
– Giá thể vô cơ (có nguồn gốc từ các loại đá, cát, sỏi) đá trân châu Perlite (Hình 6.2B), đá khoảng Vermiculite (Hình 6.2C), sỏi nhẹ Keramzit,…
c. Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất một số giá thể trồng cây
– Giá thể được áp dụng phổ biến trong trồng trọt công nghệ cao.
– Đây là yếu tố không thể thiếu trong nhiều hệ thống trồng cây không dùng đất.