1.1. Phương pháp hình chiếu vuông góc
Phương pháp hình chiếu vuông góc (HCVG) là phương pháp biểu diễn các hình chiếu vuông góc trên cùng một mặt phẳng (bản vẽ). Các HCVG là các hình biểu diễn hai chiều, do vậy để thể hiện được đầy đủ hình dạng của vật thể, trên bản vẽ kĩ thuật thường phải sử dụng nhiều hình chiếu. Để nhận được các hình chiếu vuông góc, người ta thường sử dụng một trong hai phương pháp chiếu sau đây:
– Phương pháp góc chiếu thứ nhất.
– Phương pháp góc chiếu thứ ba.
Việt Nam và một số nước ở châu Á, châu Âu thường sử dụng phương pháp góc chiếu thứ nhất để biểu diễn hình chiếu vuông góc của vật thể.
Hình chiếu vuông góc là hình biểu diễn vật thế lên mặt phẳng hình chiếu bằng phép chiếu thẳng góc. |
Phương pháp góc chiếu thứ nhất
Đặt vật thể cần biểu diễn vào trong góc được tạo bởi các mặt phẳng hình chiếu đứng, mặt phẳng hình chiếu bằng và mặt phẳng hình chiếu cạnh vuông góc với nhau từng đôi một
Hình 9.2. Phương pháp góc chiếu thứ nhất
Hình 9.3. Các mặt phẳng hình chiếu sau khi xoay
Dùng phép chiếu vuông góc chiếu các mặt của vật thể lên trên các mặt phẳng hình chiếu Xoay mặt phẳng hình chiếu bằng (MPHCB) xuống dưới một góc 90, mặt phẳng hình chiều cạnh (MPHCC) sang phải một góc 90° (hình 9.3) để các hình chiếu cùng nằm trên một mặt phẳng (mặt phẳng bản vẽ).
Các hình chiếu được thể hiện trên mặt phẳng bản vẽ (không thể hiện các đường giống) như trên hình 9.4 và được đặt tên như sau
– Hình chiếu A: Hình chiếu từ trước (còn gọi là hình chiếu đứng),
– Hình chiếu Bộ Hình chiếu từ trên (còn gọi là hình chiếu bằng),
– Hình chiếu C. Hình chiếu từ trái (còn gọi là hình chiếu cạnh).
Một số quy định trên bản vẽ hình chiếu vuông góc.
– Số lượng các hình chiếu phải đủ để thể hiện hình dạng của vật thể.
– Đường bao khuất, cạnh khuất vẽ bằng nét đứt mãnh.
– Vẽ đường trục cho các vật thể đối xứng, vẽ đường tâm cho đường tròn bằng nét gạch dài-chấm-mảnh
Hình 9.4. Vị trí các hình chiếu theo phương pháp góc chiếu thứ nhất
1.2. Vẽ hình chiếu vuông góc
Vẽ hình chiếu vuông góc được thực hiện theo các bước sau
Bước 1: Phân tích vật thể cần vẽ thành các khối hành học cơ bản (khối trụ, khi hộp )
Bước 2: Chọn hưởng chiếu chính để vẽ hình chiều đứng và tỉ lệ của bản vẽ. Việc chọn tỉ lệ về hợp lí giúp cho các hình biểu diễn phù hợp với khổ giấy vẽ.
Hình 9.7. Chân đế
Bước 3: Vẽ hình chiếu đứng của vật thể. Về cạnh đáy, cạnh bên hoặc đường trục làm đường cơ sở cho hinh chiếu đứng, sau đó lần lượt vẽ hoàn thiện hinh chiếu của từng khối. Chú ý vẽ bằng nét mảnh.
Hình 9.8. Vẽ hình chiều đứng
Bước 4: Vẽ hình chiếu bằng của vật thể.
Hình 9.9. Vẽ hình chiếu bằng
Bước 5: Vẽ hình chiếu cạnh của vật thể.
Hình 9.10. Vẽ hình chiếu cạnh
Bước 6: Hoàn thiện bản vẽ. Tẩy bỏ các đường giống, nét thừa, tô đậm các nét theo quy định Ghi kích thước cho bản vẽ và viết chữ cho khung tên
Hình 9.11. Hoàn thiện bản về
– Các hình biểu diễn trên bản vẽ phải được bố trí đúng quy tắc về vị trí và hướng chiếu tùy theo việc sử dụng phương pháp góc chiến thứ nhất hay thứ ba – Mỗi hình biểu diễn trên bản vẽ chỉ thể hiện được hai chiều của vật thể, vì vậy số lượng hình biểu diễn phải đủ để người đọc hình dung chính xác hình dạng của vật thể đó. – Các kích thước của vật thể được ghi trên hình biểu diễn nào dễ đọc nhất, không gây nhầm lẫn. Tránh ghi tập trung trên một hoặc hai hình biểu diễn. |