Kho tàng tài liệu học tập phong phú.

Công nghệ 10 Cánh diều Bài 9: Giống cây trồng

1.1. Giống cây trồng

Giống cây trồng là một quần thể cây trồng có thể phân biệt được với quần thể cây trồng khác thông qua sự biểu hiện của ít nhất là:

– Một đặc tính và di truyền được cho đời sau; 

– Đồng nhất về hình thái, ổn định qua các chu kì nhân giống; 

– Có giá trị canh tác, giá trị sử dụng; 

– Bao gồm giống cây nông nghiệp, giống cây dược liệu, giống cây cảnh và giống nấm ăn.

Hình 9.1. Ruộng ngô

Hình 9.2. Một số bắp ngô thu được từ nhiều giống

Giống lúa và ngô được chọn tạo trong những năm gần đây thường có thế 

– Lá đứng để các lá đều nhận được nhiều ánh sáng,

– Lá phía trên ít che mất ánh sáng của lá phía dưới,

– Tán lá đê gọn tăng mật độ trồng nên tăng năng suất trên một đơn vị diện tích (Hình 9.3B).

Hình 9.3. Một số thế lá của cây lúa

Các đặc điểm giống cây trồng ngoài bị kiểm soát bởi gen còn phụ thuộc vào môi trường (Hình 9.4).

Hình 9.4. Sự tương tác của gen và môi trường tạo nên đặc điểm của cây trồng

Vật liệu nhân giống cây trồng được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp có thể là hạt, củ, thân, lá, rễ, tế bào thực vật…. (Hình 9.6).

Hình 9.6. Một số bộ phận dùng nhân giống của cây trồng nông, lâm nghiệp

1.2. Vai trò của giống cây trồng

Giống cây trồng có vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp:

– Tăng năng suất cây trồng, hạn chế được sâu, bệnh và yếu tố bất lợi của môi trường; 

– Tăng được số vụ trồng trong một năm, luân canh cây trồng; 

– Dễ cơ giới hoá (Hình 9.7 – 9.11).

Hình 9.7. Năng suất của một số giống lúa

Hình 9.8. Hàm lượng vitamin C của quả một số giống cam không hạt

Hình 9.9. Một số giống bắp cải, lúa

Hình 9.10. Luân canh cây trồng

Hình 9.11. Ứng dụng thu hoạch bằng máy trên lúa và chè

Ngoài những vai trò kể trên, giống cây trồng còn giúp nâng cao giá trị trong nghệ thuật ẩm thực, trang trí.