Kho tàng tài liệu học tập phong phú.

Công nghệ 10 Cánh diều Bài 15: Bản vẽ lắp

1.1. Nội dung bản vẽ lắp

Bản vẽ lắp thể hiện hình dạng, vị trí quan hệ lắp ráp giữa các chi tiết dùng để lắp ráp và kiểm tra sản phẩm. Một bản vẽ lắp gồm có các nội dung sau

a. Hình biểu diễn của bộ phận lắp: bao gồm các hình chiếu, hình cắt, mặt cắt,… thể hiện vị trí và quan hệ lắp ghép giữa các chi tiết với nhau Ví dụ: Bản vẽ lắp hình 15.2 có hình cắt đứng, hình chiếu bằng và hình chiều cạnh có cắt cục bộ để thể hiện lỗ \(\theta \)9.

b. Kích thước: Bản vẽ lắp phải thể hiện một số kích thước quan trọng gồm kích thước chung sản phẩm (dài, rộng, cao), các kích thước lắp ghép của các chi tiết trong cùng một bộ phận lắp, kích thước đặt máy,…

Ví dụ: Một số kích thước trên bản vẽ lắp hình 15 2 như sau

Kích thước 122, 58, 100 là kích thước chung của sản phẩm.

Kích thước: 4 lỗ \(\theta \)9, 26, 64 trên mặt càng đỡ dùng để lắp bộ bánh xe với thân xe gọi là kích thước đặt máy.

c. Bảng kê: gồm số thử tự, tên gọi, số lượng, vật liệu chế tạo chi tiết.

d. Khung tên: gồm tên sản phẩm, tỉ lệ bản vẽ, cơ sở thiết kế (sản xuất).

Hình 15.2. Bảng vẽ lắp bộ bánh xe

1.2. Đọc bản vẽ lắp

Đọc bản vẽ lắp là thông qua nội dung trên bản vẽ để biết được hình dạng, kết cấu, công chung của bộ phận được lắp ghép, hành chung được hình dạng các chi tiết và quan hệ lập ghép giá chim

Đọc bản vẽ lắp thưởng theo một trình tự nhất định như sau

Bước 1: Đọc nội dung khung tên, bảng kể

Bước 2: Phân tích hình biểu diễn để biết được tên gọi các hình chiếu, hình cắt, mặt cắt,… để hình dung ra hình dạng, kết cấu của bộ phận lắp

Bước 3: Đọc các kích thước để biết các kích thước lắp ghép của các chi tiết quan trọng trên bản vẽ lắp.

Bước 4: Phân tích chi tiết để biết được hình dạng của từng chi tiết và quan hệ lắp ghép giữa các chi tiết với nhau.

Bước 5: Tổng hợp lại để hiểu rõ toàn bộ bộ phận lắp.

Bản vẽ lắp thể hiện hình dạng, vị trí các chi tiết được lắp với nhau. Bản vẽ lắp dùng trong lắp ráp, điều chỉnh, vận hành, sửa chữa và kiểm tra sản phẩm.