1.1. Khái niệm bệnh hại cây trồng
a. Định nghĩa
Bệnh hại cây trồng là trạng thái không bình thường của cây về chức năng sinh lí, cấu tạo và hình thái do tác động của điều kiện ngoại cảnh không phù hợp hoặc sinh vật gây ra, làm giảm năng suất và phẩm chất của cây trồng.
b. Nguyên nhân gây bệnh
Có hai nhóm nguyên nhân gây bệnh cho cây trồng: sinh vật (gây ra bệnh do sinh vật) và điều kiện ngoại cảnh bất lợi (gây ra bệnh sinh lí).
Do sinh vật gây hại
– Các sinh vật gây bệnh cho cây trồng, bao gồm: nấm, vi khuẩn, virus, tuyến trùng.
– Đặc điểm:
+ Bệnh có khả năng lây lan.
+ Nguồn bệnh có thể tồn tại trên cây, trong đất và các kí chủ khác trên đồng ruộng; có thể truyền bệnh thông qua vật trung gian.
Hình 14.2. Một số bệnh do sinh vật gây hại sinh ra
Do điều kiện ngoại cảnh bất lợi
– Các yếu tố ngoại cảnh bất lợi của môi trường : nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, ngập ủng, khô hạn, thiếu hoặc thừa dinh dưỡng, chất độc, khí độc,… gây ra bệnh cây bị bệnh sinh lí cho cây trồng.
– Đặc điểm: bệnh không có tính lây lan; không có nguồn bệnh tích luỹ trên đồng ruộng, là điều kiện thuận lợi cho các bệnh do sinh vật phát sinh, phát triển, gây hại.
Hình 14.3. Một số bệnh sinh lí gây hại cây trồng
c. Triệu chứng của cây bị bệnh
Những biểu hiện về hình thái bên ngoài của bộ phận cây bị bệnh có thể quan sát được gọi là triệu chứng.
Các triệu chứng của cây bị bệnh gồm:
– Vết đốm (đốm sọc, đốm tròn,…);
– Biến màu (loang lổ, vàng, trắng, đỏ, đen, nâu,…);
– Biến dạng cây (lùn thấp, cao vống lên, xoăn lá,… );
– Héo rũ toàn cây hoặc héo bộ phận; thổi hỏng hoặc khô cứng củ, quả, rễ non, thân mềm,…;
– U, bướu, đám sưng, chảy mủ, lở, loét trên các bộ phận cây,…
Hình 14.4. Một số triệu chứng bệnh hại cây trồng
d. Đặc điểm phát sinh, phát triển của bệnh do sinh vật
Quá trình xâm nhiễm của sinh vật gây bệnh cho cây trồng trải qua các giai đoạn: xâm nhập, ủ bệnh, phát triển bệnh. Sự phát sinh, phát triển của bệnh do sinh vật chỉ có thể xảy ra khi có đầy đủ 3 điều kiện cơ bản sau:
– Có sinh vật gây bệnh đạt số lượng nhất định.
– Có cây ký chủ đang ở giai đoạn mẫn cảm bệnh.
– Có điều kiện ngoại cảnh (nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng,…) phù hợp cho sinh vật gây bệnh phát triển.
1.2. Một số bệnh hại cây trồng thường gặp
a. Bệnh đạo ôn hại lúa
– Nguyên nhân: Bệnh do nấm Pyricularia oryzae gây ra. Nấm bệnh gây hại trên lá, thân, cổ bông, cổ gié hoặc hạt lúa.
– Triệu chứng: Trên lá, ban đầu vết bệnh rất nhỏ, sau đó lớn dần và có hình thoi, ở giữa bị hoại tử và khô xám. Khi bệnh nặng, vết bệnh lan ra làm cho toàn bộ lá bị “cháy”. Bệnh tấn công trên cổ bông và cổ giẻ lúa, làm cho bông hoặc gié bị khô và gãy.
Hình 14.5. Triệu chứng bệnh đạo ôn trên lúa
– Điều kiện phát sinh, phát triển: Bệnh phát triển mạnh, gây hại nặng khi thời tiết mát, độ ẩm cao, nhiều mây, âm u, ít nắng, đêm có sương mù nhiều; gieo sạ dày, bón thừa đạm,…
– Biện pháp phòng trừ. Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp.
Lưu ý: không gieo sạ quá dày; không bón thừa đạm, tăng cường bón phân kali. Khi thấy bệnh chớm xuất hiện thì ngừng bón phân đạm và phun thuốc trừ bệnh, phun lại sau 5 — ngày nếu bệnh nặng.
b. Bệnh xoăn vàng lá cà chua
– Nguyên nhân: Bệnh do virus xoăn vàng lá TYLCV (Tomato yellow leaf curl virus) gây ra. Virus tồn tại bên trong cây, lan truyền từ cây này sang cây khác chủ yếu nhờ bọ phấn, bọ trĩ; hoặc qua vết thương cơ giới.
– Triệu chứng: lá bị xoăn, xuất hiện đầu tiên từ lá ngọn; lá bị đốm vàng; thân thấp lùn, phinh to.
Hình 14.6. Triệu chứng bệnh xoăn vàng lá cà chua (A) và sinh vật trung gian truyền bệnh (B)
– Điều kiện phát sinh, phát triển bệnh: điều kiện thời tiết nóng, ẩm thuận lợi cho bọ phấn, bọ trĩ phát triển, làm cho bệnh lây lan mạnh.
– Biện pháp phòng trừ: dùng giống kháng virus TYLCV nhổ bỏ cây bệnh đem tiêu huỷ; luân canh nghiêm ngặt (không luân canh với các cây cùng họ như ớt, cả, khoai tây); vệ sinh đồng ruộng; trừ cỏ dại; diệt trừ sinh vật trung gian truyền bệnh là bọ phấn, bọ trĩ.
c. Bệnh vàng lá gân xanh hại cam
– Nguyên nhân:
+ Bệnh vàng lá gân xanh (bệnh greening) do vi khuẩn Liberobacter asiaticum sống trong mạch dẫn của cây,
+ Làm tắc nghẽn quá trình vận chuyển dinh dưỡng, làm cây sinh trưởng, phát triển kém.
+ Bệnh lây truyền qua rầy chổng cánh và mắt ghép.
– Triệu chứng: phiến lá hẹp, có màu vàng nhưng gân lá vẫn còn màu xanh; lá mọc thẳng đứng như tai thỏ, khoảng cách giữa các lá ngắn; quả nhỏ, dị hình; hạt bị lép, màu nâu.
Hình 14.7. Triệu chứng bệnh vàng lá gân xanh trên cam (A – B) và sinh vật trung gian truyền bệnh (C)
– Điều kiện phát sinh, phát triển bệnh: Vào mùa mưa, thời tiết ấm và ẩm, rầy chổng cánh phát triển mạnh làm cho bệnh lây lan nhanh.
– Biện pháp phòng trừ:
+ Trồng cây sạch bệnh, mật độ hợp lí; tỉa cành, tạo tán thông thoáng;
+ Cắt bỏ các cành bị bệnh nặng đem tiêu huỷ; bón phân hợp lí; trồng xen ổi với cam để xua đuổi rầy chổng cánh;
+ Diệt trừ sinh vật trung gian truyền bệnh là rầy chổng cánh; sử dụng thuốc kháng sinh tetracyclin để chữa bệnh.
d. Bệnh do tuyến trùng hại rễ cây hồ tiêu
– Nguyên nhân:
+ Tuyến trùng (Meloidogyne spp.,Pratylenchus spp., Xiphinema spp.) chích hút, bơm độc tố vào rễ, làm rễ bị nghẽn mạch, phồng to, giảm khả năng hấp thu nước và dưỡng chất khiến cây sinh trưởng và phát triển kém.
+ Đồng thời, tuyến trùng gây ra các vết thương ở rễ tạo điều kiện cho nấm bệnh, virus, vi khuẩn xâm nhập gây bệnh chết nhanh, chết chậm,… trên cây hồ tiêu.
– Triệu chứng: Cây sinh trưởng kém, cằn cỗi; hệ rễ kém phát triển, có các khối u sần. Lá bị vàng từ dưới gốc lên trên, làm cây bị héo.
Hình 14.8. Tuyến trùng (A) triệu chứng bệnh do tuyến trùng hại trên rễ hồ tiêu (B) và buồn tiêu bị bệnh (C)
– Biện pháp phòng trừ:
+ Đào mương thoát nước để hạn chế tuyến trùng lây lan; tăng cường bón vôi, bón phân hữu cơ hoai mục; tránh làm tổn thương rễ;
+ Dùng cây có tính kháng tuyến trùng như: lá cây cúc vạn thọ, hạt cây thầu dầu, hạt cây củ đậu, rễ cây ruốc cá,… ù gốc dễ diệt tuyến trùng;
+ Dùng thuốc hoá học đặc trị trở tuyến trùng.