1.1. Khái niệm
a. Khoa học
– Khoa học là hệ thống tri thức về bản chất, quy luật tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tương tự nhiên, xã hội và tư duy.
– Khoa học thường được chia ra hai nhóm:
+ Khoa học tự nhiên nghiên cứu các hiện tượng, quy luật của thế giới tự nhiên.
+ Khoa học xã hội nghiên cứu những quy luật hình thành, hoạt động và phát triển của xã hội và con người.
Khoa học là hệ thống tri thức về tự nhiên, xã hội và tư duy |
b. Kĩ thuật
– Kĩ thuật là ứng dụng các nguyên lí khoa học vào việc thiết kế, chế tạo, vận hành các máy móc, thiết bị, công trình, quy trinh, hệ thống một cách hiệu quả và kinh tế nhất.
– Kĩ thuật được chia thành nhiều lĩnh vực như: kĩ thuật cơ khi, kĩ thuật xây dựng, kĩ thuật điện – điện tử, kĩ thuật hóa học,…
Hình 1.1. Một số hình ảnh đặc trưng về các lĩnh vực kĩ thuật
Kỹ thuật là ứng dụng các nguyên lí khoa học vào việc thiết kế, chế tạo, vận hành các máy móc, thiết bị, công trình, quy trình và hệ thống một cách hiệu quả và kinh tế nhất. |
c. Công nghệ
– Công nghệ là các giải pháp để ứng dụng những phát minh khoa học vào mục đích thực tế, đặc biệt trong công nghiệp.
– Công nghệ có thể được phân loại theo lĩnh vực khoa học (công nghệ hoá học, công nghệ sinh học,…), theo lĩnh vực kĩ thuật (công nghệ cơ khí, công nghệ xây dựng, công nghề điện,…).
Hình 1.2. Một số hình ảnh đặc trưng về công nghệ
Công nghệ là các giải pháp để ứng dụng các phát minh khoa học vào mục đích thực tế, đặc biệt trong công nghiệp. |
1.2. Liên hệ giữa khoa học, kĩ thuật và công nghệ
Khoa học tạo cơ sở cho sự phát triển của kĩ thuật. Ngược lại, kĩ thuật phát triển lại giúp khoa học tiến bộ hơn.
Ví dụ: Nhờ có các kiến thức khoa học về vật li, quang học, người ta đã chế tạo ra các kinh hiển vi điện tử có độ phóng đại lên đến hàng triệu lần. Kinh hiển vi điện tử giúp khoa học nghiên cứu được các cấu trúc siêu nhỏ, các gen, các vi rút,… Kĩ thuật phát triển thúc đẩy công nghệ phát triển. Ngược lại, các sản phẩm công nghệ
mới lại giúp kĩ thuật phát triển.
Ví dụ: Kĩ thuật vật liệu điện tử phát triển, giúp công nghệ thông tin phát triển. Ngược lại, công nghệ thông tin phát triển, tạo ra các công nghệ mới như công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ truyền thông Internet kết nối vạn vật (IoT) giúp cho kĩ thuật điều khiển tự động, điểu khiển thông minh phát triển
Công nghệ hình thành và phát triển dựa trên sự phát triển của khoa học. Ngược lại, công nghệ phát triển tạo ra các sản phẩm mới hỗ trợ cho việc nghiên cứu và ứng dụng trong khoa học, làm cho khoa học ngày càng phát triển
Ví dụ: Công nghệ vật liệu chế tạo ra vật liệu titan nhẹ, siêu bền Vật liệu này giúp thiết kế, chế tạo những con tàu vũ trụ có thể bay xa hơn, giúp cho khoa học vũ trụ phát triển hơn.
Hình 1.3. Sơ đồ mối liên hệ giữa khoa học, kỹ thuật và công nghệ
Khoa học, kỹ thuật và công nghệ có mối liên hệ tương hỗ chặt chẽ, nhằm thúc đẩy nhau cùng phát triển |
1.3. Quan hệ giữa công nghệ với tự nhiên, con người và xã hội
– Công nghệ ảnh hưởng tới tự nhiên như làm thay đổi môi trường, khí hậu… Ngược lại, tự nhiên cũng làm công nghệ phát triển khi sử dụng các công nghệ sạch, an toàn. Để bảo vệ tự nhiên đòi hỏi phải phát triển các công nghệ sạch, an toàn
Ví dụ: Công nghệ sản xuất điện sử dụng năng lượng hoa thạch làm cạn kiệt tải nguyên và ảnh hưởng tới môi trưởng. Công nghệ điện mặt trời, điện giỏ nghiên cứu sử dụng năng lượng mặt trời và năng lượng gió để bảo vệ môi trường
– Công nghệ giúp tạo ra các sản phẩm để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho con người và xã hội. Ngược lại, nhu cầu ngày càng tăng của con người và xã hội lại thúc đẩy công nghệ phát triển
Ví dụ:Công nghệ tạo ra các sản phẩm như: bếp từ, lò vi sóng, nổi cơm điện, giúp cho việc nội trợ được đơn giản, thuận tiện. Ngược lại, nhu cầu điều khiển tự động, từ xa,… đổi hỏi công nghệ phát triển hơn, tạo ra các sản phẩm thông minh
Hình 1.4. Sơ đồ mối quan hệ giữa công nghệ với tự nhiên, con người và xã hội
Công nghệ có quan hệ qua lại mật thiết với tự nhiên, con người và xã hội. Nhu cầu của xã hội và con người thúc đẩy công nghệ phát triển, công nghệ lại tác động lên tự nhiên. |