1.1. Tìm hiểu chung
1.1.1. Các tác giả
a. Mát-chư-ô Ba-sô (1644 – 1694)
– Là nhà thơ nổi tiếng của văn học Nhật
– Ông là người có công lớn trong việc hoàn thiện thơ hai-cư, đưa nó trở thành thể thơ độc đáo nhất của Nhật Bản
b. Phư-cư-ma-xư-y-a Chi-y-ô (1703 – 1775)
– Là người đánh dấu sự hiện diện của các tác giả nữ trong truyền thống thơ hai-cư.
– Trước bà, thơ hai-cư của tác giả nữ thường bị coi thường và quên lãng
– Bà đã trở thành một tiếng nói thơ ca độc đáo, được nhiều người yêu thích
c. Cô-ba-y-a-si Ít-sa (1763 – 1828)
– Là nhà thơ kiêm tu sĩ Phật giáo
– Ông còn là họa sĩ tài ba, nổi tiếng với những bức tranh có đề các bài thơ hai-cư do chính ông sáng tác.
1.1.2. Các tác phẩm
a. Đặc điểm thơ Hai-cư
– Hai-cư là thể thơ truyền thống có vị trí quan trọng trong văn học Nhật Bản.
– Chỉ gồm 3 dòng (dòng 1 và dòng 3 có năm âm tiết; dòng 2 có bày âm tiết).
– Thường biểu hiện những rung cảm của con người trước thiên nhiên bằng những hình ảnh trong sáng, nhẹ nhàng nhưng cũng đậm tính tượng trưng.
– Thơ hai-cư hiện đại tuy có những đặc điểm riêng về bút pháp nhưng vẫn bảo lưu một số nguyên tắc quan trọng của tư duy và mĩ cảm thơ hai-cư truyền thống
– Sức sống và sự hấp dẫn của thơ hai-cư nằm ở khả năng kiệm lời mà vẫn gợi nhiều cảm xúc và suy tưởng.
b. Từ khó
– Triêu nhan: loài hoa nổi tiếng ở Nhật Bản được gọi bằng cái tên khác là “kim tuyến ban mai”.
– Phu-gi: ngọn núi cao nhất Nhật bản, Việt Nam thường gọi theo âm Hán Việt là Phú Sĩ.
c. Bố cục văn bản Chùm thơ hai-cư Nhật Bản
Gồm có 3 văn bản nhỏ:
– Văn bản 1: bài thơ của Mát-chư-ô Ba-sô
– Văn bản 2: bài thơ của Phư-cư-ma-xư-y-a Chi-y-ô
– Văn bản 3: bài thơ của Cô-ba-y-a-si Ít-sa
1.2. Đọc hiểu văn bản
1.2.1. Hình ảnh trung tâm trong các bài thơ
a. Văn bản 1: con quạ
– Hình ảnh cánh quạ đậu trên cành khô.
– Cánh quạ gợi lên một không gian chiều thu vắng lặng, đơn sơ, nhẹ nhàng.
b. Văn bản 2: hoa triêu nhan
– Hình ảnh “hoa triêu nhan” và “dây gàu” như được lồng vào nhau.
– Hoa triêu nhan cuốn vào dây gàu.
– Gợi lên sự bền chặt, dài lâu.
c. Văn bản 3: con ốc nhỏ
– Hình ảnh con ốc nhỏ bé đối lập với ngọn núi Phú Sĩ hùng vĩ đã truyền tải thông điệp đầy ý nghĩa.
– Hình ảnh con ốc nhỏ bé đang trèo lên núi Phú Sĩ là hình ảnh biểu tượng con người trên quãng đường chinh phục ước mơ lớn lao của cuộc đời.
1.2.2. Triết lý trong cách ứng xử đối với thiên nhiên
– Trân trọng sự sống tự nhiên dù là nhỏ bé.
– Bảo vệ những sinh vật nhỏ trong đời thường.
1.3. Tổng kết
1.3.1. Về nội dung
– Ba bài thơ thể hiện những rung cảm của con người trước thiên nhiên như một buổi “chiều thu”, cành “hoa triêu nhan” và sự vật nhỏ bé như “dây gàu”, “giếng” nước, “con ốc”
– Những hình ảnh được sử dụng trong bài thơ mang ý nghĩa tượng trưng cho những cố gắng của con người (hình ảnh con ốc trèo núi Fu-ji), tâm trạng man mác bâng khuâng (cánh quạ đậu trên cành khô),…
1.3.2. Về nghệ thuật
– Ngắn gọn, hàm súc.
– Hình ảnh được sử dụng nhẹ nhàng, trong sáng nhưng giàu tính tượng trưng.