Kho tàng tài liệu học tập phong phú.

Chữ bầu lên nhà thơ – Lê Đạt – Ngữ văn 10 Tập 1 Kết Nối Tri Thức

1.1. Tìm hiểu chung

1.1.1. Tác giả Lê Đạt

a. Tiểu sử

– Lê Đạt tên thật là Đào Công Đạt, (10/09/1929 – 21/04/2008), quê ở Bắc Giang nhưng sinh ra tại Yên Bái.

– Ông là một trong những nhân vật trụ cột của phong trào nhân văn giai phẩm.

– Ông tham gia cách mạng ngay sau khi cuộc Cách mạng tháng Tám thành công. 

– Năm 2007, cùng với ba nhà thơ khác của Phong trào Nhân văn – giai phẩm là Trần Dần, Phùng Quán và Hoàng Cầm, ông được nhận Giải thưởng nhà nước về Văn học nghệ thuật.

– Ông mất ngày 21/04/2008 tại Hà Nội.

b. Sự nghiệp sáng tác

– Về thơ, Lê Đạt tự nhận mình là phu chữ, vì thơ ông viết rất kỹ tính, cẩn thận từng câu chữ, chọn lọc, suy nghĩ và dằn vặt rất nhiều.

– Bài thơ trên ghế đá (thơ, in chung với Vĩnh Mai, 1958)

– Cửa hàng Lê Đạt (trường ca, 1959)

– 36 bài thơ tình (thơ,in chung với Dương Tường, 1990)

– Bóng chữ (thơ, 1994), 95 bài thơ

– Hèn đại nhân (tập truyện, 1994)

– Ngó lời (thơ, 1997), 241 bài thơ

– Mi là người bình thường (tập truyện, 2007)

– U75 Từ tình (thơ và đoản ngôn, 2007), 88 bài

1.1.2. Tác phẩm Chữ bầu lên nhà thơ

a. Xuất xứ

– Văn bản được in lần đầu trên báo Văn nghệ, số 34, năm 1994

– Tiểu luận thể hiện rõ quan niệm của Lê Đạt về nghề thơ, giúp soi sáng phần nào hướng tìm tòi độc đáo trong thơ ông.

b. Tóm tắt tác phẩm

Trong tác phẩm Chữ bầu lên nhà thơ, theo Lê Đạt nhà thơ là một nghề nghiệp không dễ làm, để tạo ra một bài thơ thì nhà thơ cần phải thông qua một cuộc bầu cử chữ. Chữ trong thơ cũng không giống chữ trong văn chương, không thể chỉ hiểu theo nghĩa từ điển mà phải hiểu theo “ý tại ngôn ngoại”. Trong quá trình sáng tạo chữ, nhà thơ sẽ có những phát bất chợt, những cảm hứng ngắn ngủi hoặc phải làm việc chăm chỉ trên những trang giấy để tạo ra những câu thơ hay và ý nghĩa. Một nhà thơ có thành công tạo ra một bài thơ xuất sắc hay không là phải nhờ vào ngôn ngữ, ý nghĩa thơ.

1.2. Đọc hiểu văn bản 

1.2.1. Quan niệm về thơ của tác giả

-Câu văn nêu bật được ý cốt lõi trong quan niệm về thơ của tác giả: 

“Dẫu có theo con đường nào, một nhà thơ cũng phải cúc cung tận tụy đem hết tâm trí dùi mài và lao động chữ, biến ngôn ngữ công cộng thành ngôn ngữ đặc sản độc nhất làm phong phú cho tiếng mẹ như một lão bộc trung thành của ngôn ngữ.”

– Thơ gắn liền với những cảm xúc bột phát, “bốc đồng”, làm thơ không cần cố gắng.

– Thơ là vấn đề của những năng khiếu đặc biệt, xa lạ với lao động lầm lũi và nỗ lực trau dồi học vấn.

1.2.2. Hoạt động sáng tạo thơ ca

– Hoạt động sáng tạo thơ ca là một quá trình dài và gian khổ, một con đường gập ghềnh nhiều khó khăn.

– Muốn sáng tạo thơ ca thì phải biết chữ và hiểu chữ, hiểu theo “ý tại ngôn ngoại” và phải có nhịp điệu, có sự gợi cảm, thu hút người đọc.

– Hoạt động sáng tạo thơ ca gắn liền với những cảm xúc bộc phát ngắn ngủi hoặc dựa vào năng khiếu cùng với sự trau dồi kiến thức của nhà thơ.

1.3. Tổng kết

1.3.1. Về nội dung

– Theo tác giả, nhà thơ là một nghề nghiệp không dễ làm, để tạo ra một bài thơ thì nhà thơ cần phải thông qua một cuộc bầu cử chữ. Chữ trong thơ cũng không giống chữ trong văn chương, không thể chỉ hiểu theo nghĩa từ điển mà phải hiểu theo “ý tại ngôn ngoại”.

– Trong quá trình sáng tạo chữ, nhà thơ sẽ có những phát bất chợt, những cảm hứng ngắn ngủi hoặc phải làm việc chăm chỉ trên những trang giấy để tạo ra những câu thơ hay và ý nghĩa. Một nhà thơ có thành công tạo ra một bài thơ xuất sắc hay không là phải nhờ vào ngôn ngữ, ý nghĩa thơ.

1.3.2. Về nghệ thuật

– Lời văn rõ ràng, rành mạch

– Cách trình bày luận điểm rõ ràng

– Lời văn súc tích, dễ hiểu