Kho tàng tài liệu học tập phong phú.

Chợ nổi – nét văn hóa sông nước miền Tây – Ngữ văn 10 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

1.1. Tìm hiểu chung

a. Xuất xứ

– Văn bản được nhóm biên soạn tổng hợp từ Chợ nổi đồng bằng sông Cửu Long của Nhâm Hùng. NXB Trẻ, 2009, trang 36-55 và Chợ Nổi – Nét văn hóa sông nước miền Tây, Đài Truyền hình Cần Thơ.

b. Thể loại

– Văn bản thông tin.

c. Bố cục 

Có thể chia làm 3 phần:

1. Những khu chợ sầm uất trên sông

2. Những cách rao mời độc đáo

3. Dư âm chợ nổi

d. Tóm tắt nội dung văn bản

Những nét đặc sắc của chợ nổi miền Tây. Tác giả đã kể đến các khu chợ nổi tiếng, những cách rao mời độc đáo và kỉ niệm, dư âm khó quên khi đi chợ nổi, là trải nghiệm đáng nhớ mà ai cũng nên thử.

1.2. Đọc hiểu văn bản 

1.2.1. Cách mua bán, giao thương độc đáo, thú vị trên chợ nổi

– Người buôn bán nhóm họp bằng xuồng, người đi mua bằng xuồng, ghe

– Rao hàng bằng cây bẹo dựng đứng trên xuồng nhìn như cột ăng-ten di động

Các mặt hàng treo trên “cây bẹo” để khách dễ thấy từ xa

– Chế ra cách ”bẹo” hàng băng âm thanh lạ tai của những chiếc kèn: có kèn bấm băng tay, có kèn đạp băng chân,..

– Những tiếng rao: Ai ăn chè đạu đen, nước dừa đường cát hôn,….

1.2.2. Vai trò của chợ nổi đối với đời sống của người dân miền Tây

– Đây là một trong những hoạt động giao thương buôn bán quan trọng

– Giúp người dân cải thiện đời sống và là một nét đẹp văn hóa truyền thống của nhân dân nơi đây

– Chợ nổi đã trở thành một nét đặc trưng, một phần không thể thiếu của người dân miền Tây

– Chợ nổi như biểu hiện cho tính cách, cuộc sống của con người nơi đây

1.3. Tổng kết

1.3.1. Về nội dung

– Văn bản cung cấp cho người đọc những thông tin về chợ nổi – một hình thức buôn bán độc đáo mới lạ thú vị của người miền Tây, đồng thời thể hiện vai trò quan trọng của chợ nổi trong việc lưu giữ, bảo tồn và phát huy văn hóa miền Tây.

1.3.2. Về nghệ thuật

– Văn bản có sử dụng kết hợp phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ (hình ảnh)

– Kết hợp giữa phương thức thuyết minh và miêu tả, tự sự

– Ngôn từ rõ ràng, mạch lạc