Kho tàng tài liệu học tập phong phú.

Công nghệ 12 Bài 22: Hệ thống điện quốc gia

1.1. Khái niệm về hệ thống điện quốc gia

1.1.1. Sơ đồ hệ thống điện quốc gia 

1.1.2. Các thành phần của hệ thống điện quốc gia 

  • Hệ thống điện quốc gia gồm có :

    • Nguồn điện .

    • Các lưới điện

    • Các hộ tiêu thụ điện trong toàn quốc 

⇒ Được liên kết với nhau thành một hệ thống 

1.2. Sơ đồ lưới điện quốc gia

Hệ thống điện thực hiện các quá trình : sản xuất , truyền tải , phân phối và tiêu thụ điện năng .

1.2.1. Cấp điện áp của lưới điện :

  • Là giá trị điện áp quy định cho các đường dây dẫn truyền tải điện, có nhiều cấp điện áp khác nhau: 800kV, 500 kV, 220 kV, 110 kV, 66 kV, 35 kV, 22 kV, 10.5 kV, 6 kV, 0.4 kV. 

  • Phụ thuộc vào mỗi quốc gia

  • Lưới điện quốc gia được chia thành:  

    • Lưới điện truyền tải (từ 66kV trở lên)

    • Lưới điện phân phối (từ 35kV trở xuống)

1.2.2. Sơ đồ lưới điện quốc gia : 

  • Lưới điện quốc gia bao gồm:

    • Đường dây dẫn điện (đường dây trên không, đường dây cáp ngầm)

    • Trạm điện (trạm biến áp, trạm đóng ngắt và phân phối)

  • Nhiệm vụ: Truyền tải điện năng từ nhà máy điện đến các nơi tiêu thụ điện trên.

1.3. Vai trò của hệ thống điện quốc gia

  • Đảm bảo việc sản xuất, truyền tải và phân phối điện năng.

  • Đảm bảo cung cấp và phân phối điện với độ tin cậy cao, chất lượng điện năng tốt, an toàn và kinh tế.