Kho tàng tài liệu học tập phong phú.

Địa lí 12 Bài 44,45: Tìm hiểu địa lý tỉnh, thành phố

Chủ đề 1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính

1. Vị trí và lãnh thổ

  • Phạm vi lãnh thổ. Diện tích.
  • Ý nghĩa của vị trí địa lí đối với việc phát triển kinh tế – xã hội.

2. Sự phân chia hành chính

  • Quá trình hình thành tỉnh (thành phố ).
  • Các đơn vị hành chính.

Chủ đề 2. Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

1. Địa hình

  • Những đặc điểm chính của địa hình; ảnh hưởng của địa hình tới sự phân bố dân cư và sự phát triển kinh tế – xã hội.

2. Khí hậu

  • Các nét đặc trưng về khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, sự khác biệt giữa các mùa…); ảnh hưởng của khí hậu tới sản xuất (đặc biệt là sản xuất nông nghiệp) và đời sống.

3. Thuỷ văn

  • Mạng lưới sông ngòi: Đặc điểm chính của sông ngòi (hướng dòng chảy, chế độ nước…); Vai trò của sông ngòi với đời sống và sản xuất; Hồ: Các hồ lớn. Vai trò của hồ; Nước ngầm: Nguồn nước ngầm. Khả năng khai thác. Chất lượng nước đối với đời sống và sản xuất.

4. Thổ nhưỡng

  • Các loại thổ nhưỡng. Đặc điểm của thổ nhưỡng. Sự phân bố thổ nhưỡng. ý nghĩa của thổ nhưỡng đối với sản xuất.
  • Hiện trạng sử dụng đất.

5. Tài nguyên sinh vật

  • Hiện trạng thảm thực vật tự nhiên (đặc biệt chú ý tới độ che phủ rừng). Các loại động vật tự nhiên và giá trị của chúng.

6. Khoáng sản

  • Các loại khoáng sản chính và sự phân bố. Ý nghĩa của khoáng sản với sự phát triển các ngành kinh tế.
  • Kết luận: nhận xét chung về đặc điểm tự nhiên và ý nghĩa của hoàn cảnh tự nhiên tới đời sống, kinh tế – xã hội.

Chủ đề 3. Đặc điểm dân cư và lao động

1. Sự gia tăng dân số

  • Số dân: Tỉ lệ gia tăng tự nhiên qua các năm.
  • Gia tăng cơ giới. Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự biến động dân số. Tác động của gia tăng dân số tới đời sống và sản xuất.

2. Kết cấu dân số

  • Đặc điểm kết cấu dân số ( kết cấu dân số theo giới tính, kết cấu dân số theo độ tuổi, kết cấu dân số theo lao động, kết cấu dân tộc). Ảnh hưởng của kết cấu dân số tới sự phát triển kinh tế – xã hội.

3. Phân bố dân cư

  • Mật độ dân số. Sự phân bố dân cư. Những biến động trong phân bố dân cư. Các loại hình cư trú chính.

4. Tình hình phát triển văn hoá, giáo dục, y tế

  • Các loại hình văn hóa dân gian. Các hoạt động văn hóa truyền thống…Tình hình phát triển giáo dục: số trường, lớp, học sinh… qua các năm ; chất lượng giáo dục…Tình hình phát triển y tế: số bệnh viện, bệnh xá, cán bộ y tế… qua các năm ; hoạt động y tế ở địa phương…

5. Tiểu kết

  • Đánh giá chung

Chủ đề 4. Đặc điểm kinh tế – xã hội

1. Đặc điểm chung

  • Nhận định chung về trình độ phát triển kinh tế của địa phương so với cả nước. 
  • Tình hình phát triển kinh tế trong những năm gần đây, đặc biệt là trong thời kì Đổi mới. 
  • Sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế. Thế mạnh kinh tế của địa phương.

2. Xã hội

Chủ đề 5. Địa lí một số ngành kinh tế chính

1. Công nghiệp (kể cả tiểu, thủ công nghiệp)

  • Vị trí của ngành công nghiệp trong nền kinh tế địa phương.
  • Cơ cấu ngành công nghiệp:Cơ cấu theo hình thức sở hữu; Cơ cấu theo ngành (chú ý tới các ngành công nghiệp then chốt).
  • Sự phân bố công nghịêp (chú ý tới các khu công nghiệp tập trung).
  • Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu.
  • Phương hướng phát triển công nghiệp.

2. Nông nghiệp (gồm cả thuỷ sản và lâm nghiệp)

  • Vị trí của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế địa phương.
  • Cơ cấu ngành nông nghiệp:
    • Ngành trồng trọt: Tỉ trọng của ngành trồng trọt trong sản xuất nông nghiệp.Sự phát triển và phân bố của các loại cây trồng chính.
    • Ngành chăn nuôi: Sự phát triển và phân bố của ngành chăn nuôi.
    • Ngành thuỷ sản: Đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản (sản phẩm, sự phân bố…).
    • Ngành lâm nghiệp: Khai thác lâm sản; Bảo vệ rừng và trồng rừng.
  • Phương hướng phát triển nông nghiệp.

3. Dịch vụ

  • Vị trí của ngành dịch vụ trong nền kinh tế địa phương.
  • Giao thông vận tải: các loại hình vận tải. Các tuyến đường giao thông chính. Sự phát triển giao thông vận tải.
  • Bưu chính viễn thông.
  • Thương mại: Nội thương. Hoạt động xuất – nhập khẩu.
  • Du lịch: Các trung tâm du lịch. Sự phát triển của ngành du lịch.
  • Hoạt động đầu tư của nước ngoài.

4. Bảo vệ tài nguyên và môi trường

  • Những dấu hiệu suy giảm tài nguyên và ô nhiễm môi trường ở địa phương
  • Biện pháp
  • Phương hướng phát triển kinh tế:
    • Định hưởng chính;
    • Một số chỉ tiêu chủ yêu về: phát triển kinh tế, phát triển xã hội, bảo vệ môi trường địa phương