Kho tàng tài liệu học tập phong phú.

Địa lí 12 Bài 27: Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm

1.1. Công nghiệp năng lượng

  • Công nghiệp năng lương bao gồm 2 phân ngành: Khai thác nguyên, nhiên liệu (than, dầu khí, kim loại phóng xạ) và sản xuất điện.

a. Công nghiệp khai thác nguyên, nhiên liệu

  • Sản lượng khai thác liên tục tăng và đạt hơn 34 triệu tấn (năm 2005)
  • Công nghiệp khai thác than: 
    • Trữ lượng dự báo khoảng 7 tỉ tấn, trong đó: 
      • Than antraxit tập trung ở Quảng Ninh với trữ lượng hơn 3 tỉ tấn
      • Than nâu với trữ lượng vài chục tỉ tấn ở Đồng bằng sông Hồng
      • Than bùn có ở nhiều nơi, tập trung ở đồng bằng song Cửu Long
  • Công nghiệp khai thác dầu khí:
    • Trữ lượng: Vài tỉ tấn dầu và hàng trăm tỉ m3 khí.
    • Tập trung ở các bể trầm tích ngoài thềm lục địa, lớn là Cửu Long và Nam Côn Sơn.
    • Tình hình sản xuất: 
      • Sản lượng khai thác liên tục tăng, đạt 18,5 triệu tấn (năm 2005)
      • Xây dựng và đưa vào vận hành nhà máy lọc dầu Dung Quất (Quảng Ngãi), công suất 6,5 triệu tấn trên năm.
      • Khí tự nhiên cũng được khai thác, đặc biệt là dự án Nam Côn Sơn
      • Là nguyên liệu sản xuất điện, đạm (Phú Mỹ, Cà Mau)

b. Công nghiệp điện lực

  • Khái quát chung:
    • Nước ta có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp điện lực.
    • Sản lượng điện tăng rất nhanh
  • Cơ cấu sản lượng điện phân theo nguồn có sự thay đổi:
    • Giai đoạn 1991 – 1996: Thủy điện chiếm hơn 70%.
    • Đến năm 2005: Nhiệt điện chiếm khoảng 70%.
    • Mạng lưới tải điện đáng chú ý nhất là đường dây siêu cao áp 500kV từ Hòa Bình đến Phú Lâm (TP. HCM), dài 1488 km.
  • Ngành thủy điện và ngành nhiệt điện:
    • Thủy điện:
      • Tiềm năng rất lớn, khoảng 30 triệu KW, tập trung ở hệ thống sông Hồng và sông Đồng Nai
      • Hàng loạt các nhà máy thủy điện công suất lớn đang hoạt động: Hòa Bình (sông Đà, 1900 MW), Yaly (sông Xê-Xan, 720 MW), Trị An (sông Đồng Nai, 400 MW)…
      • Nhiều nhà máy đang triển khai xây dựng: Tuyên Quang (sông Gâm, 313 MW), Sơn La (sông Đà, 2400 MW), Bản Mai (sông Cả, 480 MW)…
    • Nhiệt điện:
      • Các nhà máy ở Miền Bắc thường chạy bằng than chủ yếu là các mỏ từ Quảng Ninh
      • Các nhà máy ở miền Nam và miền Trung chạy bằng dầu nhập nội
      • Sau năm 1995, có thêm khí tự nhiên phục vụ cho các nhà máy điện chạy bằng tuôc bin khí ở Bà Rịa, Phú Mỹ và Cà Mau.
      • Các nhà máy chạy bằng than: Phả Lại I (Hải Dương, 440 MW), Phả Lại II (600 MW),  Uông Bí (Quảng Ninh, 150 MW)…
      • Chạy bằng khí đốt có nhà máy: Phú Mĩ I (Bà Rịa-Vũng Tàu, 1090 MW),  Bà Rịa (Bà Rịa – Vũng Tàu, 328 MW), Cà Mau 1 và 2 (1500 MW)…
      • Chạy bằng dầu có các nhà máy: Hiệp Phước (TP. HCM, 375 MW),  Thủ Đức (TP. HCM, 165 MW).

1.2. Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm

  • Cơ cấu ngành công nghiệp chế biến lương thực – thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm
  • Với 3 nhóm ngành chính và nhiều phân ngành khác.
    • Chế biến sản phẩm trồng trọt
    • Chế biến sản phẩm chăn nuôi
    • Chế biến thủy, hải sản
  • Nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú
  • Thị trường tiêu thụ rộng lớn trong và ngoài nước
  • Hàng năm sản xuất một lượng rất lớn.
  • Việc phân bố công nghiệp ngành này phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và tính chất nguyên liệu của từng vùng.