Kho tàng tài liệu học tập phong phú.

Địa lí 12 Bài 20: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

1.1. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

  • Xu hướng chuyển dịch:
    • Khu vực I (nông – lâm – thủy sản) giảm tỉ trọng: 38,7 – 21,0% (1990 – 2005)
    • Khu vực II (công nghiệp và xây dựng) tăng tỉ trọng: 22,7 – 41,0% (1990 – 2005)
    • Khu vực III (dịch vụ) tỉ trọng khá cao nhưng chưa ổn định: 38,6 – 38,0% (1990 – 2005)

⇒ Xu hướng chuyển dịch phù hợp với yêu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, tốc độ chuyển dịch còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới.

  • Trong nội bộ từng ngành: Tùy theo từng ngành mà trong cơ cấu lại có sự chuyển dịch riêng:
    • Ở khu vực I:
      • Giảm tỷ trọng ngành trồng trọt: 83,4 – 71,5% (1990 – 2005)
      • Tăng tỷ trọng ngành thủy sản: 8,7% – 24,8% (1990 – 2005)
      • Trong trồng trọt: Giảm tỷ trọng cây lương thực, tăng tỷ trọng cây công nghiệp (cây CN xuất khẩu, nguyên liệu CN, có giá trị)
    • Ở khu vực II:  Công nghiệp đang có xu hướng chuyển đổi cơ cấu ngành sản xuất và đa dạng hóa sản phẩm để phù hợp hơn với yêu cầu thị trường và tăng hiệu quả đầu tư.
      • Tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến, công nghiệp khai thác giảm tỷ trọng.
      • Tăng tỉ trọng sản phẩm cao cấp,  giảm tỷ trọng các sản phẩm có chất lượng thấp và trung bình.
    • Ở khu vực III: Kết cấu hạ tầng kinh tế và phát triển đô thị từng bước tăng trưởng.

1.2. Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế

  • Chuyển biến tích cực, phù hợp với đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần trong thời kì Đổi mới.
  • Khu vực kinh tế Nhà nước giảm tỉ trọng: 40,2 – 38,4% (1995 – 2005), nhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo
  • Kinh tế tư nhân vẫn tăng: 7,4 – 8,9% (1995 – 2005).
  • Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh: 6,3 – 16,0% (1995 – 2005), đặc biệt là khi đất nước ta gia nhập WTO.

1.3. Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế

  • Hình thành các vùng động lực phát triển kinh tế, vùng chuyên canh, các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất có quy mô lớn.
  • Phát huy thế mạnh của từng vùng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân hóa sản xuất giữa các vùng miền:
    • Đông Nam Bộ là vùng phát triển công nghiệp mạnh nhất 55,6% (năm 2005)
    • Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm chiếm 40,7% cả nước.
  • Cả nước đã hình thành 3 vùng kinh tế trọng điểm:
    • Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.
    • Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
    • Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.