Kho tàng tài liệu học tập phong phú.

Sinh học 12 Bài 17: Cấu trúc di truyền và quần thể (tiếp theo)

2.1. Cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối

a. Quần thể ngẫu phối 

– Quần thể sinh vật được gọi là ngẫu phối khi các cá thể trong quần thể lựa chọn bạn tình để giao phối một cách hoàn toàn ngẫu nhiên

– Quần thể ngẫu phối được xem là đơn vị sinh sản, đơn vị tồn tại của loài trong tự nhiên

– Quá trình giao phối ngẫu nhiên là nguyên nhân làm cho quần thể đa hình (đa dạng) về kiểu gen và kiểu hình

– Các quần thể ngẫu phối được phân biệt với các quần thể khác cùng loài bởi tần số tương đối các alen, các kiểu gen, các kiểu hình

b. Đặc điểm di truyền của quần thể ngẫu phối

– Các cá thể giao phối tự do với nhau

– Quần thể giao phối đa dạng về kiểu gen và kiểu hình.

– Quần thể ngẫu phối có thể duy trì tần số các kiểu gen khác nhau trong quần thể không đổi qua các thế hệ trong những điều kiện nhất định

c. Trạng thái cân bằng di truyền của quần thể

Một quần thể được gọi là đang ở trạng thái cân bằng di truyền khi tỉ lệ các kiểu gen (thành phần kiểu gen) của quần thể tuân theo công thức sau:

            p2 + 2pq + q2 = 1     

    p: tần số alen trội, q: tần số alen lặn (p + q  = 1)

Định luật hacđi vanbec

– Nội dung: Trong những điều kiện nhất định, tần số tương đối của các alen và thành phần kiểu gen của quần thể ngẫu phối được duy trì ổn định qua các thê hệ. ​​Khi xảy ra ngẫu phối, quần thể đạt trạng thái cân bằng theo định luật Hacđi – Vanbec. Khi đó thỏa mãn đẳng thức : p2AA + 2pqAa + q2aa = 1. Trong đó : p là tần số alen A, q là tần số alen a, p + q = 1

– Điều kiện nghiệm đúng

 + Quần thể phải có kích thước lớn, số lượng cá thể nhiều

+ Các cá thể trong quần thể phải giao phối với nhau 1 cách ngẫu nhiên.

+ Không có đột biến chọn lọc tự nhiên

+ Không có đột biến

+ Không có sự di- nhập gen giữ các quần thể

– Tuy nhiên trên thực tế rất khó có thể đáp ứng được tất cả các điều kiện trên nên tần số alen và thành phần kiểu gen của một quần thể liên tục bị biến đổi