2.1. Di truyền liên kết với giới tính
a. NST giới tính và cơ chế tế bào học xác định giới tính bằng NST
– NST giới tính: NST giới tính là loại NST có chứa gen quy định giới tính và các gen khác.
– Mỗi NST giới tính có 2 đoạn:
+ Đoạn không tương đồng chứa các gen đặc trưng cho từng NST
+ Đoạn tương đồng chứa các lôcút gen giống nhau.
– Một số cơ chế tế bào học xác định giới tính bằng NST:
+ Kiểu XX, XY
- Con cái XX, con đực XY: động vật có vú, ruồi giấm, người
- Con cái XY, con đực XX : chim, bướm, cá, ếch nhái.
+ Kiểu XX, XO:
- Con cái XX, con đực XO: châu chấu, rệp, bọ xit
- Con cái XO, con đực XX : bọ nhậy
b. Di truyền liên kết với giới tính
– Gen trên NST X
– Phép lai thuận nghịch: là 2 phép lai trong đó có sự hoán đổi kiểu hình của cặp bố mẹ giữa lai thuận và lai nghịch. Mục đích để đánh giá sự ảnh hưởng của giới tính đến sự hình thành 1 tính trạng nào đó.
– Ví dụ: lai thuận : bố mắt đỏ x mẹ mắt trắng; lai nghịch : bố mắt trắng x mẹ mắt đỏ
– Thí nghiệm:
Phép lai thuận: 50% ♂ Mắt đỏ : 50% ♂ mắt trắng |
Phép lai nghịch: 50% ♂ Mắt đỏ : 50% ♂ Mắt trắng |
– Nhận xét
+ Kết quả phép lai thuận, nghịch là khác nhau
+ Có sự phân li không đồng đều ở 2 giới
+ Dựa vào phép lai thuận: mắt đỏ là tính trạng trội, mắt trắng là tính trạng lặn. Một gen quy định một tính trạng
+ Quy ước gen: A: mắt đỏ; a: mắt trắng
– Giải thích
+ Gen quy định tính trạng màu mắt chỉ có trên NST X mà không có alen tương ứng trên NST Y
+ Cá thể đực (XY) chỉ cần 1 gen lặn a nằm trên X đã biểu hiện ra kiểu hình mắt trắng
+ Cá thể cái (XX) cần 2 gen lặn a mới cho kiểu hình mắt trắng
– Cơ sở tế bào học
+ Cơ sở tế bào học của các phép lai chính là sự phân li của cặp NST giới tính trong giảm phân và sự tổ hợp trong thụ tinh dẫn đến sự phân li và tổ hợp của cặp gen quy định màu mắt
– Sơ đồ lai
+ Quy ước : A mắt đỏ; a mắt trắng
– Kết luận
+ Gen quy định tính trạng chỉ có trên NST X mà không có trên Y nên cá thể đực chỉ cần có 1 alen lặn nằm trên X là đã biểu hiện thành kiểu hình
+ Gen trên NST X di truyền theo quy luật di truyền chéo
+ Gen trên X của bố truyền cho con gái, con trai nhận gen trên X từ mẹ
+ Tính trạng được biểu hiện không đều ở cả 2 giới
+ Một số bệnh di truyền ở người do gen lặn trên NST X: mù màu, máu khó đông…
– Gen trên NST Y
+ Tính trạng do gen nằm trên NST Y chỉ biểu hiện ở 1 giới
+ Di truyền thẳng (cha truyền cho con trai)
– Ví dụ
– Nhận xét
+ NST X có những gen mà trên Y không có hoặc trên Y có những gen mà trên X không có
+ Gen ở đoạn không tương đồng trên NST Y thì tính trạng do gen này quy định chỉ được biểu hiện ở 1 giới
+ Gen nằm trên NST Y di truyền thẳng
– Ý nghĩa của hiện tượng di truyền liên kết với giới tính
+ Dựa vào tính trạng liên kết với giới tính để sớm phân biệt đực, cái và điều chỉnh tỉ lệ đực, cái tuỳ thuộc vào mục tiêu sản xuất
2.2. Di truyền ngoài nhân
– Ở tế bào nhân thực không chỉ có các gen nằm trên NST trong nhân tế bào mà còn có các gen nằm trong ti thể và lục lạp ngoài tế bào chất
– Do khối tế bào chất ở giao tử cái lớn gấp nhiều lần ở giao tử đực, sau khi thụ tinh hợp tử lại phát triển trong trứng. Nên hệ gen ngoài tế bào chất ở cơ thể con có được hoàn toàn là di truyền từ mẹ
– Thí nghiệm
+ Lai thuận: P: (cái) Xanh lục x (đực) Lục nhạt → F1: 100% Xanh lục
+ Lai nghịch: P: (cái) Lục nhạt x (đực) Xanh lục → F1: 100% Lục nhạt
– Nhân xét
+ Cả 2 phép lai thuận và nghịch đều thu được F1 luôn có KH giống bố mẹ
– Giải thích
+ Khi thụ tinh, giao tử đực chỉ truyền nhân mà không truyền TBC cho trứng, do vậy các gen nằm trong TBC (trong ty thể hoặc lục lạp) chỉ được mẹ truyền cho qua TBC của trứng
– Kết luận
+ Tế bào chất có vai trò nhất định trong sự di truyền các tính trạng từ thế hệ trước đến thế hệ sau
+ Tính trạng di truyền ngoài nhân di truyền theo dòng mẹ (không tuân theo quy luật di truyền)