Kho tàng tài liệu học tập phong phú.

Hoá học 12 Bài 9: Amin

2.1. Khái niệm, phân loại và danh pháp Amin

a. Khái niệm, phân loại

– Khi thay thế nguyên tử H trong phân tử NHbằng gốc hidrocacbon ta thu được Amin.

– Amin thường có đồng phân về mạch Cacbon, về vị trí nhóm chức và về bậc Amin.

– Phân loại:

Theo gốc hidrocacbon:

+ Amin mạch hở: CH3NH2 (Metylamin), C2​​​H5NH2 (Etylamin),…

+ Amin thơm: C6H5NH2 (Phenylamin),…

Theo bậc của Amin ( Bậc amin thường được tính bằng số gốc hidrocacbon liên kết với nguyên tử N):

+ Amin bậc I: CH3NH2, C2​​​H5NH2, …

+ Amin bậc II: CH3-NH-CH3

+ Amin bậc III: CH3N(CH3)CH3

​b. Danh pháp

– Danh pháp gốc – chức: tên gốc Hidrocacbon + amin

– Ví dụ: CH3-NH-CH3 (Đimetylamin); (CH3)3N (Trimetylamin); …

2.2. Tính chất vật lí của Amin

– Metyl-, đimetyl-, trimetyl- và etylamin là những chất khí mùi khai, độc, dễ tan trong nước. Các amin đồng đẳng cao hơn là chất lỏng hoặc rắn.

– Anilin là chất lỏng, rất độc, nhiệt độ sôi 184oC, ít tan trong nước, tan trong ancol…

– Các Amin đều độc.

2.3. Cấu tạo phân tử và tính chất hóa học của Amin

a. Cấu tạo phân tử

– Amin có tính bazơ và dễ bị oxi hóa tương tự NH3.

– Amin còn có tính chất của gốc hidrocacbon.

b. Tính chất hóa học

– Tính bazơ: Dung dịch Metylamin hoặc Propylamin làm màu quỳ chuyển xanh, còn Anilin thì quỳ tím không đổi màu.

– Tính bazơ của amin phụ thuộc mật độ e trên nguyên tử N: mật độ e lớn, tính bazơ mạnh

+ Gốc HC đẩy e làm tăng tính bazơ

+ Gốc hút e làm giảm tính bazơ

+ Amin béo > NH3 > amin thơm

+ Amin béo bậc II > amin béo bậc I

+ Phản ứng thế ở nhân thơm của Anilin: