2.1. Khái niệm
Lipit là những hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống, không hòa tan trong nước nhưng tan trong các dung môi hữu cơ không phân cực như: ete, cloroform, xăng dầu…
2.2. Chất béo
a. Khái niệm
– Lipit bao gồm chất béo, sáp, steroit, photpholipit… hầu hết chúng đều là các este phức tạp.
+ Chất béo: là trieste của glixerol với các axit béo, là các axit monocacboxylic có số chẵn nguyên tử C (thường từ 12C đến 24C) không phân nhánh, được gọi chung là triglixerit.
+ Công thức tổng quát của chất béo với R1, R2, R3 có thể giống nhau hoặc khác nhau.
– Một số axit béo thường gặp:
+ Axit panmitic: C15H31COOH
+ Axit stearic: C17H35COOH
+ Axit oleic: C17H33COOH
+ Axit linoleic: C17H31COOH
b. Tính chất vật lí của Lipit
– R1, R2, R3: không no ⇒ Chất béo lỏng (dầu thực vật). Ví dụ: \({\left( {{C_{17}}{H_{33}}COO} \right)_3}{C_3}{H_5}\)
– R1, R2, R3: no ⇒ Chất béo rắn (mỡ động vật). Ví dụ: \({\left( {{C_{17}}{H_{35}}COO} \right)_3}{C_3}{H_5}\)
2.3. Tính chất hóa học của Lipit
a. Phản ứng thủy phân
– Môi trường axit → axit béo + glixerol
\((RCOO)_{3}C_{3}H_{5} + 3H_{2}O \rightleftharpoons 3RCOOH + C_{3}H_{5}(OH)_{3}\)
– Môi trường kiềm: (Phản ứng xà phòng hóa)
\((RCOO)_{3}C_{3}H_{5} + 3NaOH \xrightarrow[]{ \ t^0 \ }3RCOONa + C_{3}H_{5}(OH)_{3}\)
– Muối Na, K của axit béo: xà phòng. Ví dụ: C17H35COONa, C17H35COOK, …
b. Phản ứng cộng H2 của chất béo lỏng
\((C_{17}H_{33}COO)_{3}C_{3}H_{5} + 3H_{2} \xrightarrow[175-190^{0}C]{Ni} (C_{17}H_{35}COO)_{3}C_{3}H_{5}\)
Chú ý: Chất béo không no sẽ bị oxh bởi không khí → peoxit, chất này bị phân hủy tạo thành các anđehit có mùi khó chịu và gây hại cho người ăn.
2.4. Vai trò chất béo
Chất béo \(\xrightarrow[]{ \ Lipaza \ }\) axit béo + glixerol
\(\downarrow\)
chất béo