2.1. Cấu tạo – Danh pháp Este
a. Cấu tạo
Este là sản phẩm được tạo thành khi thay nhóm –OH ở nhóm cacboxyl của axit cacboxylic bằng nhóm –OR thì được este.
b. Danh pháp
– Tên este = Tên gốc hidrocacbon R’+ Tên gốc axit (đổi “ic” thành “at”)
– Ví dụ: CH3COOC2H5: etyl axetat; CH2=CH-COO-CH3: metyl acrylat
2.2. Tính chất vật lí của Este
– Trạng thái: Đa số ở trạng thái lỏng. Những este có KLPT rất lớn có thể ở trạng thái rắn (như mỡ động vật, sáp ong …)
– Nhiệt độ sôi: Thấp, dễ bay hơi do không tạo liên kết hidro giữa các phân tử.
– Tính tan: Ít tan hoặc không tan trong nước do không tạo liên kết hidro giữa các phân tử với nước.
– Đa số các este có mùi thơm đặc trưng:
+ Isoamyl axetat: CH3COOCH2CH(CH3)2: mùi chuối
+ Etyl butirat: CH3CH2CH2COOC4H9: mùi dứa
+ Geranyl axetat: CH3COOC10H17: mùi hoa hồng…
2.3. Tính chất hóa học của Este
Phản ứng thủy phân
– Môi trường axit:
RCOOR’ + H2O \(\mathop \to \limits^{{H_2}O,{t^0}} \) RCOOH + R’OH
– Môi trường kiềm (ví dụ: NaOH, phản ứng xà phòng hóa)
\(RCOOR’ + NaOH \overset{H_{2}O, t^{0}}{\rightarrow}RCOONa + R’OH\)
2.4. Điều chế – Ứng dụng của Este
a. Điều chế
– Các este đều được điều chế bằng cách đun sôi hỗn hợp gồm ancol và axit cacboxylic, có axit sunfuric đặc làm xúc tác (Phản ứng este hóa)
RCOOH + R’OH → RCOOR’ + H2O
– Một số este được điều chế bằng phản ứng riêng.
Ví dụ: Điều chế vinyl axetat: \(C{H_3}COOH + CH\equiv CH\overset{t^{0},xt}{\rightarrow}C{H_3}COOCH = C{H_2}\)
b. Ứng dụng
Các este no đơn chức có mùi thơm của hoa quả chín nên chúng được dùng làm hương liệu cho mỹ phẩm hay thực phẩm, một số este dùng làm chất hóa dẻo.