2.1. Nguyên tắc chung của việc thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến
a. Sóng mang
– Những sóng vô tuyến dùng để tải các thông tin gọi là các sóng mang.
– Sóng mang thường dùng là các sóng điện từ cao tần.
b. Biến điệu sóng mang
Để sóng mang truyền tải được những thông tin có tần số âm, người ta thực hiện:
– Dùng micrô để biến dao động âm thành dao động điện cùng tần số. Dao động này ứng với một sóng điện từ gọi là sóng âm tần
– Dùng mạch biến điệu để “trộn” sóng âm tần với sóng mang. Việc làm này được gọi là biến điệu sóng điện từ. Sóng mang đã được biến điệu sẽ truyền từ đài phát đến máy thu
c. Tách sóng
Ở nơi thu phải dùng mạch tách sóng để tách sóng âm tần ra khỏi sóng cao tần để đưa ra loa.
d. Khuếch đại
Khi tín hiệu thu được có cường độ nhỏ, ta phải khuếch đại chúng bằng các mạch khuếch đại.
2.2. Sơ đồ khối của một máy phát thanh đơn giản
– Một máy phát thanh vô tuyến đơn giản gồm năm bộ phận cơ bản sau:
+ Micrô: Tạo ra dao động điện âm tần.
+ Mạch phát sóng điện từ cao tần: Phát dao động điện từ tần số cao(cỡ MHz).
+ Mạch biến điệu: Trộn dao động điện từ cao tần với dao động điện từ âm tần
+ Mạch khuếch đại: Khuyếch đại dao động điện từ cao tần đã được biến điệu.
+ Anten phát: Tạo ra sóng điện từ cao tần lan truyền trong không gian.
2.3. Sơ đồ khối của một máy thu thanh đơn giãn
– Một máy thu thanh vô tuyến đơn giãn gồm năm bộ phận cơ bản sau:
+ Anten thu: Thu sóng điện từ từ cao tần biến điệu.
+ Mạch khuếch đại dao động điện từ cao tần: Khuyếch đại dao động điện từ cao tần từ anten gởi tới.
+ Mạch tách sóng: Tách DĐĐT âm tần ra khỏi DĐĐT cao tần.
+ Mạch khuếch đại dao động điện từ âm tần: Khuyếch đại dao động điện từ cao tần đã tách sóng.
+ Loa: Biến dao động điện thành dao động âm.