2.1. Tìm hiểu chung
a. Tác giả Lỗ Tấn
- Tên khai sinh là Chu Chương Thọ, sau đổi thành Chu Thụ Nhân (1881-1936)
- Quê ông ở phủ Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc.
- Lỗ Tấn từng nhiều lần đổi nghề nhưng cuối cùng làm văn nghệ để thức tỉnh quốc dân đồng bào.
- Mục đích sáng tác của Lỗ Tấn:
- Làm văn nghệ, ông dùng ngòi bút để phanh phui các “căn bệnh tinh thần” của quốc dân, lưu ý mọi người tìm phương thuốc chạy chữa.
- Toàn bộ sáng tác của ông đều tập trung phê phán các căn bệnh tinh thần khiến cho quốc dân mê muội, tự thoả mãn “ngủ say trong một cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ”.
- Tác phẩm chính:
- Các tập truyện ngắn: Gào thét (1923), Bàng hoàng (1926), Truyện cũ viết lại (1936).
- Truyện vừa: AQ chính truyện.
- Các tập tản văn, tạp văn: Nấm mồ, Cỏ dại, Gió nóng, Hai lòng…
b. Truyện Thuốc
- Hoàn cảnh sáng tác:
- Thuốc được viết năm 1919, đúng vào lúc cuộc vận động Ngũ tứ bùng nổ.
- Bố cục: 4 phần
2.2. Đọc – hiểu văn bản
a. Ý nghĩa nhan đề truyện và hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu
- Tầng nghĩa ngoài cùng:
- Là phương thuốc truyền thống chữa bệnh lao của những người Trung Quốc lạc hậu, u mê.
- Thứ mà ông bà Hoa xem là “tiên dược” để cứu mạng thằng con đã không cứu được nó mà ngược lại đã giết chết nó.
⇒ Đó là thứ thuốc của mê tín dị đoan.
- Tầng nghĩa thứ hai:
- Bố mẹ thằng Thuyên và cả đám người trong quán trà cũng cho rằng đó là thứ thuốc tiên.
- Nhưng ăn bánh bao tẩm máu người thằng Thuyên vẫn phải chết.
⇒ Đây là thứ thuốc độc mà mọi người cần phải giác ngộ ra. Người Trung Quốc cần phải tỉnh giấc, không được ngủ mê trong cái nhà hộp bằng sắt không có sửa sổ.
- Tầng nghĩa thứ ba:
- Chiếc bánh bao – liều thuốc độc ấy được pha chế bằng máu của người cách mạng xả thân vì nghĩa, đổ máu cho sự nghiệp giải phóng nhân dân.
- Những con người ấy lại dửng dưng, mua máu người cách mạng để chữa bệnh.
⇒ Phải tìm một phương thuốc làm cho quần chúng giác ngộ cách mạng và làm cho cách mạng gắn bó với quần chúng.
b. Hạ Du – hình ảnh tượng trưng của cách mạng Tân Hợi
- Cuộc cách mạng Tân Hợi:
- Lật đổ được chế độ phong kiến nhưng lại xa rời quần chúng nên họ không hiểu và thờ ơ với cách mạng.
- Là cuộc cách mạng nửa vời: cội rễ phong kiến không bị đánh bật hoàn toàn, đời sống nông thôn Trung Quốc không có gì thay đổi.
- Nguyên mẫu của nhân vật Hạ Du là chiến sĩ Thu Cận: Nhà nữ cách mạng tiên phong, tham gia khởi nghĩa, bị bắt và bị hành hình.
- Trong truyện, Hạ Du xuất hiện một cách gián tiếp.
- Hạ Du tiêu biểu cho những người cách mạng sớm giác ngộ lí tưởng:
- Anh dũng cảm, hiên ngang, xả thân vì nghĩa lớn:
- Dám tuyên truyền cách mạng ngay cả với người cai ngục trong những ngày cờ hành hình.
- Lí tưởng cách mạng của anh là lật đổ ngai vàng, đánh đuổi ngoại tộc, giành lại độc lập dân tộc.
- Nhưng mục đích, ý chí và hành động của Hạ Du lại được nhận thức trong cái nhìn xa lạ, ấu trĩ của quần chúng:
- Chú anh cho là anh đi “làm giặc” nên đã tố giác anh.
- Quần chúng chờ anh chết để lấy máu làm thuốc chữa bệnh.
- Đến cả mẹ anh cũng không hiểu đứa con mình, gào khóc kêu anh chết oan.
- Vì anh xa rời quần chúng, chưa kịp giác ngộ cho họ nên họ nhìn anh bằng con mắt miệt thị, u mê và máu của người cách mạng đổ ra thật vô nghĩa.
- Anh dũng cảm, hiên ngang, xả thân vì nghĩa lớn:
⇒ Qua nhân vật Hạ Du, tác giả bày tỏ sự kính trọng và lòng thương cảm sâu xa cho những chiến sĩ tiên phong.
c. Hình ảnh vòng hoa trên mộ Hạ Du và niềm tin tưởng lạc quan của tác giả
- Hình ảnh vòng hoa vô danh:
- Đó là “một vòng hoa, hoa trắng hoa hồng xen lẫn nhau, nằm khoanh trên nấm mộ khum khum”
- “Hoa không có gốc, không phải dưới đất mọc lên! Ai đã đến đây?”
- Ý nghĩa:
- Là tấm lòng của Lỗ Tấn gởi đến người liệt sĩ.
- Gửi gắm niềm tin tưởng lạc quan:
- Sự hi sinh của những người cách mạng tiên phong không hề uổng phí, đã thức tỉnh một bộ phận quần chúng.
- Đã có người hiểu được cái chết vinh quang của họ và bước tiếp bước chân khai phá của họ.
- Sự hi sinh của họ vẫn để lại niềm tiếc thương, sự kính phục, ngưỡng mộ trong lòng nhân dân.
- Vòng hoa lạ khiến cho hai bà mẹ ngạc nhiên, thảng thốt tự hỏi “Thế này là thế nào?”
- Câu hỏi nói lên sự bế tắc của bà mẹ khi bà không hiểu ý nghĩa việc làm của con mình.
- Câu hỏi cũng hàm chứa một nỗi niềm băn khoăn, day dứt, đòi hỏi phải có câu trả lời.
- Hai bà mẹ vượt qua con đường mòn chia cắt nghĩa địa người chết chém và người chết bệnh để đến với nhau.
⇒ Sự tin tưởng: quần chúng sẽ được giác ngộ, sẽ vượt qua những suy nghĩ theo lối mòn, những tập quán xấu.
d. Nghệ thuật
- Không gian nghệ thuật:
- Một quán trà nghèo nàn.
- Một pháp trường vắng vẻ.
- Một nghĩa địa dày khít mộ với một con đường mờ ảo.
⇒ Không gian tĩnh lặng, tù túng, bế tắc.
- Thời gian nghệ thuật:
- Hai cảnh đầu xảy ra vào mùa thu, mùa của sự tàn tạ và khép lại.
- Cảnh cuối truyện lại xảy ra vào mùa xuân, mùa của sự hồi sinh.
⇒ Thời gian tiến triển, vận động: Niềm tin, niềm hi vọng về cuộc sống mới mẻ hơn, đỡ u ám hơn cho những số phận đau khổ, tối tăm.
- Tác phẩm có cốt truyện thật đơn giản gần gũi với cuộc sống đời thường, nhưng rất sâu sắc, có nội dung của một truyện dài.
⇒ Dồn nén sự quan sát, nghiền ngẫm của nhà văn về xã hội, con người Trung Quốc và con đường giải phóng dân tộc.
- Tác giả lựa chọn các chi tiết mang tính biểu tượng: Chiếc bánh bao tẩm máu người tử tù cách mạng, vòng hoa trên mộ Hạ Du.
⇒ Những hình ảnh đa nghĩa, gởi gắm nỗi niềm, sự lạc quan của tác giả.