Kho tàng tài liệu học tập phong phú.

Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi – Ngữ văn 12

2.1. Đối tượng của bài văn nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi

  • Có thể là giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích nói chung.
  • Có thể chỉ là một phương diện, thậm chí một khía cạnh nội dung hay nghệ thuật của đoạn trích đó.

2.2. Yêu cầu của bài văn nghị luận về về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi

  • Phải phân biệt được nghị luận về một đoạn trích và nghị luận về một tác phẩm. Nghĩa là tránh việc đề cập tới tất cả các nội dung của tác phẩm còn nội dung của đoạn trích lại sơ lược.
  • Tập trung vào đoạn trích nhưng phải biết vận dụng kiến thức của toàn tác phẩm như nội dung tư tưởng, cách kể chuyện, cách sử dụng chi tiết, cách xây dựng nhân vật, các biện pháp tu từ. Nhất thiết phải đặt đoạn văn trong chỉnh thể của tác phẩm mới có cách đánh giá chính xác.

2.3. Các bước làm bài văn nghị luận về về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi

  • Bước 1: Phân tích đề – xác định các yêu cầu của đề
    • Xác định dạng đề.
    • Yêu cầu nội dung (đối tượng).
    • Yêu cầu vê phương pháp.
    • Yêu cầu phạm vi tư liệu, dẫn chứng.
  • Bước 2: Lập dàn ý – tìm ý, sắp xếp ý: Theo bố cục ba phần
    • Mở bài:
      • Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, đoạn trích văn xuôi cần nghị luận.
      • Giới thiệu vấn đề nghị luận.
    • Thân bài: Phân tích những giá trị nội dung, nghệ thuật tác phẩm, đoạn trích để làm rõ vấn đề cần nghị luận hoặc một số khía cạnh đặc sắc nhất của đoạn trích.
    • Kết bài: Đánh giá chung về tác phẩm, đoạn trích.
  • Bước 3: Viết bài
    • Dựa theo dàn bài đã xây dựng, viết thành bài văn hoàn chỉnh.
    • Chú ý viết đoạn văn phải thể hiện được nổi bật luận điểm và chứng minh bằng những luận cứ rõ ràng. Các đoạn phải có liên kết, chuyển tiếp nhau.
  • Bước 4: Kiểm tra, chỉnh sửa