2.1. Tìm hiểu chung
a. Tác giả Xuân Quỳnh
- Xuân Quỳnh (1942 – 1988).
- Quê: La Khê, Hà Đông, Hà Tây.
- Mẹ mất sớm, ở với bà nội.
- Cuộc đời đa đoan, nhiều thiệt thòi, lo âu, vất vả, trái tim đa cảm, luôn khao khát tình yêu, gắn bó hết mình với cuộc sống, luôn chăm chút nâng niu hạnh phúc bình dị, đời thường.
- Cái “Tôi” giàu vẻ đẹp nữ tính, rất thành thật, giàu đức hi sinh, vị tha.
- Nhà thơ tiêu biểu của lớp nhà thơ trẻ thời chống Mỹ, cũng là gương mặt nhà thơ nữ đáng chú ý của nền thơ ca Việt Nam hiện đại .
- Phong cách thơ: tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn.
- Vừa hồn nhiên
- Vừa chân thành, đằm thắm
- Luôn da diết khát vọng về hạnh phúc đời thường.
b. Bài thơ Sóng
- Hoàn cảnh sáng tác
- Sáng tác năm 1967, được in trong tập thơ Hoa dọc chiến hào (1968).
- Tiêu biểu cho hồn thơ của Xuân Quỳnh.
- Hình tượng Sóng
- Hình tượng sóng xuyên suốt và bao trùm bài thơ, song hành với “Em”, có lúc tách đôi có lúc hòa nhập cộng hưởng.
- Có ý nghĩa biểu tượng cho khát vọng tình yêu của Xuân Quỳnh -> Hình tượng đẹp và xác đáng.
- Hình tượng quen thuộc nhưng trong bài thơ của Xuân Quỳnh sóng vẫn mang một vẻ đẹp riêng, độc đáo: Mãnh liệt mà đầy nữ tính.
- Bố cục: 3 phần
2.2. Đọc – hiểu văn bản
a. Sóng – đối tượng cảm nhận tình yêu (khổ 1 & 2)
- Khổ 1:
- “Dữ dội – dịu êm / Ồn ào – lặng lẽ” ⇒ trạng thái đối cực của sóng ⇒ đặc điểm phức tạp của cuộc sống và tình yêu.
- Sông không hiểu nỗi mình: Con sóng mang khát vọng lớn lao.
- “Sóng tìm ra tận bể”: Hành trình tìm ra tận bể chất chứa sức sống tiềm tàng, bền bỉ để vươn tới giá trị tuyệt đích của chính mình.
⇒ Tình yêu của Xuân Quỳnh luôn hướng tới những gì lớn lao, cao cả.
- Khổ 2:
- Quy luật của sóng : Xưa – nay –> vẫn thế
- Quy luật của tình cảm: Tình yêu luôn là khát vọng muôn đời của tuổi trẻ.
⇒ Sóng như tình yêu lúc mãnh liệt, cuồng nhiệt, lúc sâu lắng dịu êm. Sóng tồn tại vĩnh hằng, tình yêu gắn liền với tuổi trẻ.
b. Sóng – tâm hồn em suy nghĩ, trăn trở về tình yêu
- Khổ 3 & 4: Nỗi trăn trở truy tìm khởi nguồn của tình yêu
“Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau”
⇒ Cách cắt nghĩa tình yêu rất hồn nhiên, chân thành, nữ tính và trực cảm.
- Khổ 5:
- Nỗi nhớ
- Bao trùm cả không gian: “… dưới lòng sâu…. …trên mặt nước ….”
- Thao thức trong mọi thời gian: “ngày đêm không ngủ được.” ⇒ phép đối thể hiện nỗi nhớ da diết, sâu đậm.
- Tồn tại trong ý thức và đi vào cả tiềm thức “ Lòng em nhớ ……….. còn thức” ⇒ cách nói cường điệu nhưng hợp lý nhằm tô đậm nỗi nhớ mãnh liệt trong lòng nhà thơ.
- Vừa hóa thân vào sóng vừa trực tiếp xưng “em” để bộc lộ nỗi nhớ ⇒ tình yêu mãnh liệt.
- Phép điệp ⇒ âm điệu nồng nàn, tha thiết cho lời thơ.
- Nỗi nhớ
⇒ Bày tỏ tình yêu một cách chân thành, tha thiết mà mạnh dạn, mãnh liệt.
- Khổ 6:
- Lòng thủy chung
- “Em”: phương bắc – phương nam ⇒ “Hướng về anh một phương”.
- Lòng thủy chung
⇒ Lời thề thủy chung tuyệt đối.
- Khổ 7:
- Bến bờ hạnh phúc
- “Sóng”: ngoài đại dương ⇒ “Con nào chẳng tới bờ” ⇒ quy luật tất yếu.
- Lòng thủy chung là sức mạnh vượt qua mọi trở ngại để tình yêu đến bến bờ hạnh phúc.
- Bến bờ hạnh phúc
⇒ Lời khẳng định cho một cái tôi của một con người luôn vững tin ở tình yêu.
c. Sóng – Khát vọng tình yêu của Xuân Quỳnh
- Khổ 8:
- Sự nhạy cảm và lo âu của XQ về cuộc đời trước sự trôi chảy của thời gian .
- Nhịp thơ chùng lại, thấm đẫm suy tư .
- Khổ 9:
- “Làm sao …trăm con sóng nhỏ ⇒ khao khát sẻ chia và hòa nhập vào cuộc đời.
- “Giữa biển ….. ngàn năm còn vỗ, khát vọng được sống mãi trong tình yêu, bất tử với tình yêu.
⇒ Khát vọng khôn cùng về tình yêu bất diệt.