Kho tàng tài liệu học tập phong phú.

Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ – Ngữ văn 12

2.1. Khái niệm nghị luận về thơ

  • Nghị luận về thơ (tác phẩm và đoạn thơ) là quá trình sử dụng những thao tác làm văn sao cho làm rõ tư tưởng, phong cách nghệ thuật của thơ đã tác động tới cảm xúc thẩm mĩ, tư duy nghệ thuật và những liên tưởng sâu sắc của người viết. 

2.2. Đối tượng và nội dung của bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ

  • Đối tượng của bài văn nghị luận về thơ rất đa dạng: một bài thơ, một đoạn thơ, hình tượng thơ,…Cần tìm hiểu: từ ngữ, hình ảnh, âm thanh, nhịp điệu, cấu tứ……….của bài thơ và đoạn thơ.
  • Các nội dung chính của bài viết:
    • Giới thiệu khái quát về bài thơ, đoạn thơ.
    • Bàn về những giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ.
    • Đánh giá chung về bài thơ, đoạn thơ.

2.3. Kĩ năng làm bài nghị lụân về một đoạn thơ, bài thơ

a. Yêu cầu về kĩ năng

  • Có kĩ năng phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
  • Nêu luận điểm, nhận xét, đánh giá về nội dung, nghệ thuật của một bài thơ, đoạn thơ.
  • Biết huy động kiến thức sách vở và những cảm xúc, trải nghiệm của bản thân để viết bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ, hình tượng thơ…
  • Vận dụng tổng hợp các thao tác nghị luận (phân tích, bình luận, chứng minh, so sánh, bác bỏ…) để làm bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.

b. Yêu cầu về nội dung kiến thức

  • Nắm được mục đích, yêu cầu, đối tượng của bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ; so sánh tác phẩm thơ, đoạn thơ.
  • Các bước triển khai bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ:
    • Bước 1: Xác định các yêu cầu của đề
      • Xác định dạng đề;
      • Yêu cầu nội dung (đối tượng);
      • Yêu cầu về phương pháp;
      • Yêu cầu về phạm vi tư liệu, dẫn chứng.
    • Bước 2: Lập dàn ý – tìm ý, sắp xếp ý
      • Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, bài thơ, đoạn thơ (vị trí đoạn thơ).
      • Thân bài: 
        • Khái quát về phong cách tác giả, hoàn cảnh sáng tác, nội dung chính, … của bài thơ. Nêu vị trí đoạn thơ, thể thơ, chú ý âm điệu, giọng điệu.
        • Bàn về những giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ để làm rõ vấn đề cần nghị luận.
          • Có thể bổ ngang : phân tích từng khổ, từng dòng.
            • Nếu là thơ Đường luật thì phân tích theo từng cặp Đề – Thực- Luận -Kết.
            • Riêng đối với thơ tứ tuyệt chia theo cấu trúc: khai, thừa, chuyển, hợp; hoặc chia thành hai câu đầu và hai câu cuối (tuỳ từng bài cụ thể).
          • Có thể bổ dọc bài thơ : Phân tích theo hình tượng, theo nội dung xuyên suốt bài thơ.
            • Đưa các nội dung chính của bài thơ, đoạn thơ thành các luận điểm lớn.
            • Nếu đề yêu cầu cảm nhận đoạn thơ, câu thơ, thì chia nhỏ các nội dung có trong đoạn, trong câu, biến chúng thành các luận điểm lớn để đi sâu cảm nhận.
        • Chú ý những hình ảnh biểu tượng, những lối nói ví von so sánh, những biện pháp nghệ thuật tiêu biểu. 
        • Cần bám sát từ ngữ, âm thanh, vần , nhịp điệu, cấu tứ,… của bài thơ để phân tích.
      • Kết bài: Đánh giá chung về bài thơ, đoạn thơ.
    • Bước 3: Viết bài
    • Bước 4: Kiểm tra, chỉnh sửa (nếu có)