Kho tàng tài liệu học tập phong phú.

Phong cách ngôn ngữ khoa học – Ngữ văn 12

2.1. Văn bản khoa học và ngôn ngữ khoa học

a. Văn bản khoa học

Văn bản khoa học gồm 3 loại chính:

  • Các văn bản khoa học chuyên sâu
    • Dùng để giao tiếp giữa những người làm công việc nghiên cứu khoa học.
    • Thường mang tính khoa học cao và sâu.
    • Bao gồm: Chuyên khảo, luận án, tiểu luận, các báo cáo khoa học…
  • Các văn bản khoa học giáo khoa
    • Nội dung: phù hợp với trình độ học sinh
    • Hình thức: có định lượng kiến thức trong bài
    • Bao gồm: giáo trình, SGK, thiết kế bài dạy…
  • Các văn bản khoa học phổ cập
    • Dùng để phổ biến rộng rãi kiến thức khoa học
    • Cách viết: dễ hiểu, hấp dẫn, dùng lối so sánh, miêu tả
    • Bao gồm: các bài báo và sách phổ biến khoa học kĩ thuật…

b. Ngôn ngữ khoa học

  • Là ngôn ngữ được dùng trong các văn bản khoa học, trong phạm vi giao tiếp thuộc lĩnh vực khoa học.
  • Tồn tại dưới dạng nói và viết:
    • Dạng viết: sử dụng từ ngữ khoa học và các kí hiệu, công thức, sơ đồ, biểu bảng…
    • Dạng nói: yêu cầu cao về phát âm, diễn đạt mạch lạc, chặt chẽ, dựa vào một đề cương.

2.2. Đặc trưng của ngôn ngữ khoa học

a. Tính khái quát, trừu tượng

  • Biểu hiện: không chỉ ở nội dung mà còn ở các phương tiện ngôn ngữ như thuật ngữ khoa học và kết cấu của văn bản.
  • Thuật ngữ được chia theo các ngành khoa học.
  • Thuật ngữ khác với từ ngữ thông thường:
    • Từ ngữ thông thường: có nhiều nét nghĩa khác nhau.
    • Thuật ngữ: chỉ biểu hiện một khái niệm.

b. Tính lí trí, lôgic

  • Thể hiện ở: nội dung và các phương tiện ngôn ngữ như từ ngữ, câu văn, đoạn văn, văn bản.
    • Từ ngữ: phần lớn là từ ngữ thông thường nhưng chỉ có một nghĩa, không có nghĩa bóng, ít dùng phép tu từ.
    • Câu văn: là một đơn vị thông tin, chuẩn cú pháp, nhận định chính xác – chặt chẽ – logic.
    • Cấu tạo văn bản: các đoạn được liên kết chặt chẽ và mạch lạc, lập luận logic, bố cục rõ ràng.

c. Tính khách quan, phi cá thể

Biểu hiện:

  • Câu văn có sắc thái trung hoà, ít biểu lộ sắc thái cảm xúc.
  • Hạn chế sử dụng những biểu đạt có tính chất cá nhân.