2.1. Khái niệm nghị luận về một tư tưởng, đạo lý
- Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý: là quá trình kết hợp những thao tác lập luận để làm rõ những vấn đề tư tưởng, đạo lý trong cuộc đời.
- Tư tưởng, đạo lý trong cuộc đời bao gồm:
- Lí tưởng (lẽ sống)
- Cách sống
- Hoạt động sống
- Mối quan hệ trong cuộc đời giữa con người với con người (cha con, vợ chồng, anh em và những người thân thuộc khác). Ở ngoài xã hội có các quan hệ trên, dưới, đơn vị, tình làng nghĩa xóm, thầy trò, bạn bè…
2.2. Yêu cầu khi làm bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lý
- Hiểu được vấn đề cần nghị luận là gì.
- Từ vấn đề đã xác định, người viết tiếp tục phân tích, chứng minh những biểu hiện cụ thể của vấn đề, thậm chí so sánh, bàn bạc, bác bỏ… nghĩa là biết áp dụng nhiều thao tác lập luận.
- Phải biết rút ra ý nghĩa vấn đề.
2.3. Cách làm bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lý
a. Trước khi tìm hiểu đề phải thực hiện ba thao tác:
- Đọc kĩ đề bài.
- Gạch chân các từ quan trọng.
- Ngăn vế (nếu có).
b. Tìm hiểu đề:
- Tìm hiểu về nội dung (đề có những ý nào).
- Thao tác chính (thao tác làm văn).
- Phạm vi xác định dẫn chứng của đề bài.
c. Lập dàn ý:
- Mở bài: Giới thiệu được vấn đề tư tưởng, đạo lý cần nghị luận.
- Thân bài:
- Kết hợp các thao tác lập luận để làm rõ các luận điểm và bàn bạc hoặc phê phán, bác bỏ.
- Giải thích khái niệm của đề bài.
- Giải thích và chứng minh vấn đề đặt ra.
- Suy nghĩ (cách đặt vấn đề ấy có đúng hay sai). Mở rộng bàn bạc bằng cách đi sâu vào vấn đề nào đó – một khía cạnh. Phần này phải cụ thể, sâu sắc tránh chung chung.
- Kết bài: Nêu ra phương hướng, một suy nghĩ mới trước tư tưởng, đạo lý đó.