Văn hoá tiêu dùng là một bộ phận quan trọng của nền văn hoá dân tộc, thể hiện các giá trị văn hoá của con người Việt Nam trong sản xuất và tiêu dùng. Trong bối cảnh toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế hiện nay, tìm hiểu đặc điểm và đưa ra biện pháp xây dựng văn hoá tiêu dùng là góp phần giữ gìn và phát huy nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. |
1.1. Vai trò của tiêu dùng đối với sự phát triển kinh tế
– Tiêu dùng là mục đích, động lực của sản xuất, kích thích sản xuất, thúc đẩy kinh tế phát triển.
– Tiêu dùng thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng, mang lại lợi nhuận cho người sản xuất.
1.2. Khái niệm văn hoá tiêu dùng
Văn hoá tiêu dùng là tổng thể các yếu tố giá trị, chuẩn mực, tâm lí,.. tạo nên tập quán tiêu dùng, biểu hiện qua hành vi tiêu dùng của một cộng đồng nhất định.
1.3. Vai trò của văn hoá tiêu dùng
– Góp phần giữ gìn, phát huy các giá trị truyền thống về tiêu dùng và tiếp thu các giá trị hiện đại.
– Văn hoá tiêu dùng tác động đến chiến lược sản xuất kinh doanh của các chủ thể, đặc biệt là chiến lược về sản phẩm.
1.4. Một số đặc điểm trong văn hoá tiêu dùng Việt Nam
– Tính kế thừa: Trong tiêu dùng có sự kế thừa truyền thống của dân tộc, mang bản sắc văn hoá Việt Nam.
– Tính giá trị: Tiêu dùng hướng tới các giá trị tốt đẹp.
– Tính thời đại: Thói quen, hình thức, cách thức tiêu dùng đa dạng, phù hợp với sự phát triển của xã hội.
– Tính hợp lí: Tiêu dùng dựa trên giá cả hàng hoá, thu nhập và nhu cầu của người tiêu dùng.
Xây dựng văn hoá của người tiêu dùng và người phục vụ hiện nay
1.5. Biện pháp xây dựng văn hoá tiêu dùng Việt Nam
– Đối với Nhà nước: Ban hành chính sách, pháp luật bảo vệ người sản xuất và người tiêu dùng; tuyên truyền nâng cao ý thức tôn vinh hàng Việt Nam; tạo kênh kết nối giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng.
– Đối với doanh nghiệp: Cung ứng sản phẩm có chất lượng, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội.
– Đối với người tiêu dùng: Tiêu dùng có trách nhiệm và thực hiện tốt các hành vi tiêu dùng có văn hoá.