Kho tàng tài liệu học tập phong phú.

GDKT & PL 11 Chân Trời Sáng Tạo Bài 4: Thất nghiệp trong kinh tế thị trường

 Thất nghiệp là hiện tượng gây ra hậu quả cho nền kinh tế và xã hội, cần sự kiểm soát, kiềm chế của Nhà nước. Nâng cao trình độ chuyên môn, nắm vững công nghệ hiện đại và hiểu biết chủ trương, chính sách của Nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp sẽ giúp người lao động tìm được việc làm phù hợp năng lực.

1.1. Khái niệm và các loại hình thất nghiệp

a. Khái niệm:

Thất nghiệp là tình trạng người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, muốn làm việc nhưng không thể tìm được việc làm ở mức lương thịnh hành.

Số người và tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động các quý năm 2021-2023 - Nguồn: Tổng Cục Thống kê

Số người và tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động các quý năm 2021-2023 – Nguồn: Tổng Cục Thống kê

b. Phân loại:

– Căn cứ vào tính chất của thất nghiệp có: thất nghiệp tự nguyện, thất nghiệp không tự nguyện.

– Căn cứ vào nguyên nhân gây thất nghiệp có: thất nghiệp tạm thời, thất nghiệp cơ cấu, thất nghiệp chu kì.

1.2. Các nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp

Do sự vận động của nền kinh tế:

Nền kinh tế đình trệ, suy thoái, sức mua xã hội giảm, doanh nghiệp giảm sản lượng, thu hẹp sản xuất, tinh giản lao động.

Cơ cấu nền kinh tế chuyển hướng hiện đại, người lao động không đáp ứng được yêu cầu của công việc mới.

Do bản thân người lao động:

+ Yếu ngoại ngữ, thiếu chuyên môn – nghiệp vụ cùng các kĩ năng hỗ trợ công việc theo nhu cầu thị trường.

+ Muốn có việc làm với mức lương cao hơn mức lương hiện hành.

1.3. Hậu quả của thất nghiệp đối với nền kinh tế và xã hội

Hậu quả đối với nền kinh tế:

+ Giảm tiêu dùng, thu hẹp sản xuất gây lãng phí nguồn lực sản xuất. tạo.

+ Sản lượng sụt giảm, ngân sách thất thu thuế; ảnh hưởng khả năng hỗ trợ phát triển kinh tế của Nhà nước.

Hậu quả đối với xã hội:

+ Người lao động giảm thu nhập, cuộc sống khó khăn, đời sống tinh thần bị ảnh hưởng.

+ Tăng chi ngân sách giải quyết trợ cấp thất nghiệp và tệ nạn xã hội, ảnh hưởng đầu tư phát triển xã hội.

1.4. Vai trò của Nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp

Nhà nước giữ vai trò kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp qua các chính sách như:

Chính sách hỗ trợ, phát triển kinh tế, tạo việc làm;

Chính sách an sinh xã hội;

Chính sách giải quyết việc làm.

Buổi tư vấn tuyển dụng việc làm tại Phú Thọ

Buổi tư vấn tuyển dụng việc làm tại Phú Thọ – Nguồn: Báo Dân trí