1.1. Quy mô, mục tiêu và thể chế hoạt động
1.1.1. Quy mô
– Quá trình hình thành và phát triển:
Hình 1. Qúa trình hình thành và phát triển EU
– Trụ sở của EU được đặt tại thủ đô Brúc-xen (Bỉ).
– Từ 6 viên ban đầu, đến nay EU có 27 thành viên chính thức (năm 2022), với tổng diện là: 4,2 triệu km2 (chiếm 2,8% so với thế giới) và số dân 446,9 triệu người (chiếm 5,7% dân số thế giới).
– Năm 2021, tổng GDP của EU đạt 17088,6 tỉ USD (chiếm 17,8% GDP thế giới).
Hình 2. Các nước thành viên EU, năm 2021
1.1.2. Mục tiêu
– Mục tiêu của EU được thể hiện thông qua Hiệp ước Ma-xtrich, năm 1993 và được bổ sung trong Hiệp ước Li-xbon, năm 2009 với một số nội dung:
+ Thúc đẩy tự do lưu thông (hàng hoá, con người, dịch vụ, vốn) giữa các nước thành viên nhằm hướng đến xây dựng một thị trường thống nhất.
+ Tăng cường hợp tác, liên kết giữa các quốc gia thành viên về mọi mặt (kinh tế, pháp luật, an ninh, nội vụ,…).
+ Duy trì, phát huy giá trị văn hóa và đảm bảo phúc lợi của công dân các nước thành viên.
+ Duy trì hòa bình và đảm bảo an ninh cho các quốc gia thành viên và thế giới.
1.1.3. Thể chế hoạt động
– Hiện nay, nhiều vấn đề kinh tế và chính trị của các quốc gia thành viên do các cơ quan đầu não của EU quyết định.
– Các cơ quan đầu não của EU bao gồm: Hội đồng châu Âu, Nghị viện châu Âu, Uỷ ban Liên minh châu Âu, Hội đồng Bộ trưởng EU, Toà Kiểm toán châu Âu, Tòa án Công lí EU, Ngân hàng Trung ương châu Âu.
Hình 3. Các cơ quan đầu nào của EU
1.2. Vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới
1.2.1. Trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới
– Sự thành công trong việc tạo ra thị trường chung; đảm bảo sự tự do lưu thông hàng hoá, con người, dịch vụ, tiền vốn của các nước thành viên và sử dụng đồng tiền chung Ơ-rô đã giúp kinh tế EU phát triển nhanh chóng.
– Hiện nay, EU là trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới:
+ Quy mô GDP của EU đạt 17088,6 tỉ USD (đứng thứ ba trên thế giới), chiếm 17,8% GDP toàn cầu (năm 2021).
+ EU đứng đầu thế giới về tỉ trọng trị giá xuất khẩu, chiếm 31,0% trị giá xuất khẩu của thế giới (năm 2021).
+ Chiếm khoảng 15% giá trị thương mại hàng hoá của thế giới.
– Đa số các quốc gia thành viên EU có nền kinh tế phát triển.
Bảng. Một số chỉ số của các nền kinh tế hàng đầu thế giới, năm 2021
(Nguồn: WB, 2022)
1.2.2. Tổ chức thương mại hàng đầu thế giới
– Hoạt động thương mại nội khối diễn ra mạnh mẽ do EU tập trung loại bỏ các rào cản thuế quan và thực hiện thị trường chung thống nhất giữa các quốc gia thành viên.
– Hoạt động ngoại thương:
+ Được đẩy mạnh thông qua hoạt động xuất, nhập khẩu. Năm 2021, EU đang dẫn đầu thế giới về hoạt động thương mại, chiếm 31,0% trị giá xuất khẩu và chiếm 29,6% trị giá nhập khẩu của thế giới.
+ Các bạn hàng lớn của EU là: Trung Quốc, Hoa Kỳ, Anh, ASEAN,…
+ EU cũng là bạn hàng lớn của một số nước đang phát triển và dành các ưu đãi về thương mại cho một số nước ở châu Á, châu Phi và Nam Mỹ.
1.3. Hợp tác và liên kết trong EU
1.3.1. Thị trường chung châu Âu
a. Tự do lưu thông
– Năm 1993, EU đã thiết lập một thị trường chung với bốn mặt tự do lưu thông (hàng hoá, con người, dịch vụ và tiền vốn):
– Mục đích:
+ Xoá bỏ những trở ngại trong việc phát triển kinh tế.
+ Thực hiện chung một chính sách thương mại với các nước ngoài EU.
+ Tăng cường sức mạnh kinh tế và khả năng cạnh tranh của EU so với các trung tâm kinh tế lớn trên thế giới.
b. Đồng tiền chung châu Âu (Ơ-rô)
– Đồng Ơ-rô được chính thức đưa vào lưu hành năm 1999.
– Việc đưa vào sử dụng đồng Ơ-rô có ý nghĩa quan trọng như: Nâng cao sức cạnh tranh của thị trường chung châu Âu, xoá bỏ những rủi ro khi chuyển đổi tiền tệ, tạo thuận lợi cho việc sản xuất, kinh doanh.
– Năm 2022, có 19 quốc gia thành viên EU sử dụng đồng Ơ-rô.
– Hiện nay, Ơ-rô là đồng tiền có số lượng dự trữ lớn, mang ý nghĩa thương mại và là một trong những đồng tiền có ảnh hưởng quan trọng đối với thế giới.
Hình 4. Đồng tiền chung châu Âu (Ơ-rô)
1.3.2. Hợp tác trong sản xuất và dịch vụ
– Hợp tác trong sản xuất và dịch vụ là một trong những mục tiêu của EU nhằm tăng cường hiệu quả sản xuất và sức mạnh kinh tế.
– Các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ được các nước EU chú trọng hợp tác.
+ Trong lĩnh vực công nghiệp: nhiều ngành sản xuất công nghiệp quan trọng của EU được hợp tác từ các quốc gia thành viên, như: công nghiệp hàng không vũ trụ, sản xuất ô tô, điện tử – tin học,…
+ Trong lĩnh vực nông nghiệp: các quốc gia thành viên EU tăng cường sự hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ nông sản,…
+ Trong lĩnh vực dịch vụ: hệ thống giao thông vận tải ở các quốc gia thành viên EU được kết nối thông suốt và hiện đại,…
Hình 5. Các nước EU hợp tác chặt chẽ với nhau trong việc chế tạo các loại máy bay Airbus
1.3.3. Liên kết vùng châu Âu
– Liên kết vùng châu Âu chỉ một khu vực biên giới của các quốc gia thành viên EU mà ở đó người dân các nước khác nhau tiến hành một số hoạt động hợp tác, liên kết sâu rộng nhằm thực hiện mục tiêu và lợi ích chung của các nước.
– Liên kết vùng châu Âu có thể nằm hoàn toàn ở bên trong ranh giới EU hoặc có một phần nằm bên ngoài ranh giới EU.
– Hiện nay, EU có khoảng 158 liên kết vùng. Việc phát triển liên kết vùng châu Âu được chú trọng nhằm:
+ Tăng cường quá trình liên kết và nhất thể hoá ở EU.
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho chính quyền và người dân ở vùng biên giới cùng nhau thực hiện các dự án chung trong kinh tế, văn hóa, giáo dục, an ninh để tận dụng lợi thế so sánh của riêng mỗi nước.
+ Tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị giữa nhân dân các nước ở khu vực biên giới.