1.1. Khái quát
– Là sự thu nhận và trả lời của cơ thể sinh vật với các kích thích của môi trường, đảm bảo sinh vật thích nghi với môi trường.
– Cơ chế: thu nhận kích thích → dẫn truyền kích thích → xử lí thông tin → trả lời kích thích.
1.2. Cảm ứng ở thực vật
a. Hướng động
– Là hình thức phản ứng của cơ thể thực vật với tác nhân kích thích có định hướng.
– Phân loại: hướng sáng, hưởng trọng lực, hưởng hoá, hướng nước, hướng tiếp xúc.
Hình 1. Các dạng hướng động phân loại theo các tác nhân kích thích
b. Ứng động
– Là hình thức phản ứng của cơ thể thực vật với tác nhân kích thích không định hướng.
– Phân loại: ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng.
Hình 2. Các loại cảm ứng phân loại dựa theo cơ chế cảm ứng
1.3. Cảm ứng ở động vật
a. Các hình thức
– Động vật chưa có hệ thần kinh: thông qua sự chuyển động của cơ thể hoặc co rút của chất nguyên sinh.
– Động vật đã có hệ thần kinh: thông qua các phản xạ.
b. Hệ thần kinh
– Tế bào thần kinh:
+ Cấu tạo: thân, sợi nhánh và sợi trục.
+ Vai trò: tiếp nhận, xử lí và truyền xung thần kinh trong hệ thần kinh.
Hình 3. Cấu tạo của một neuron điển hình
– Các dạng thần kinh: Dạng lưới, dạng chuỗi hạch và dạng ống (gồm thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên).
c. Truyền tin qua synapse
– Cấu tạo synapse: Gồm phần trước, khe và phần sau. Trong chùy synapse có bóng synapse chứa chất trung gian hoá học.
– Xung thần kinh truyền đến chùy synapse → giải phóng chất trung gian hoá học vào khe synapse → chất trung gian hoá học gắn lên thụ thể → xuất hiện xung thần kinh ở mảng sau.
d. Cung phản xạ
– Các thành phần của cung phản xạ bao gồm: Cơ quan thụ cảm neuron cảm giác trung ương thần kinh có các neuron trung gian neuron vận động cơ quan đáp ứng.
– Các dạng thụ thể cảm giác: cơ học, hóa học, điện từ, nhiệt, đau.
– Vai trò của các giác quan: vị giác (nhận biết vị), khứu giác (nhận biết mùi), xúc giác (nhận biết va chạm, áp suất,…), thính giác (nhận biết âm thanh), thị giác (cảm nhận kích thích ánh sáng).
– Đáp ứng cơ xương: sự co cơ xương ở động vật có xương sống.
e. Phản xạ
– Phản xạ không điều kiện: mới sinh ra đã có, không cần phải thông qua học tập.
– Phản xạ có điều kiện: hình thành trong đời sống của cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện và rút kinh nghiệm. Dựa trên cơ sở là sự hình thành đường liên hệ thần kinh tạm thời.
1.4. Tập tính ở động vật
a. Phân loại
– Tập tính bẩm sinh: sinh ra đã có, di truyền từ bố mẹ và đặc trưng cho loài.
– Tập tính học được: được hình thành trong quá trình sống, qua học tập và rút kinh nghiệm.
– Tập tính hỗn hợp: loại tập tính bẩm sinh được phát triển và hoàn thiện thông qua quá trình học tập.
b. Các hình thức học tập
– Quen nhờn, in vết, học liên hệ (điều kiện hoá đáp ứng, điều kiện hoá hành động), học nhận biết không gian, nhận thức và giải quyết vấn đề, học tập qua giao tiếp xã hội.
– Quá trình học tập ở người: tiếp nhận, xử lí, ghi nhớ và củng cố thông tin.
Hình 4. Một số hình thức học tập chủ yếu ở động vật
c. Các dạng tập tính
Kiếm ăn, bảo vệ lãnh thổ, sinh sản, di cư, xã hội (thứ bậc, vị tha, hợp tác).
Hình 5. Một số tập tính phổ biến ở động vật
d. Ứng dụng
Bảo vệ mùa màng, chăn nuôi, an ninh, quốc phòng, giáo dục, …