Kho tàng tài liệu học tập phong phú.

Vật lí 11 Chân trời sáng tạo Bài 16: Dòng điện. Cường độ dòng điện

1.1. Khái niệm dòng điện

– Dòng điện là dòng dịch chuyển có hướng của các điện tích

– Chiều dòng điện được quy ước là chiều dịch chuyển có hướng của các điện tích dương (ngược với chiều dịch chuyển có hướng của các điện tích âm)

1.2. Cường độ dòng điện

a. Khái niệm cường độ dòng điện

Hình. Điện tích dịch chuyển qua tiết diện thẳng S

– Đại lượng vật lí đặc trưng cho tác dụng mạnh hay yếu của dòng điện được gọi là cường độ dòng điện, được xác định bằng điện lượng dịch chuyển qua tiết diện thẳng S trong một đơn vị thời gian

\(I = \frac{{{\rm{\Delta }}q}}{{{\rm{\Delta }}t}}\)

– Đơn vị: ampe (A)

b. Định nghĩa đơn vị điện tích

– 1 cu lông (1 C) là điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong 1s khi dòng điện không đổi có cường độ 1A chạy qua

1C = 1A.1s = 1A.s

c. Vận dụng

Ví dụ: Một dây dẫn bằng đồng có dòng điện 5 A chạy qua. Biết rằng các điện tích dịch chuyển có hướng tạo nên dòng điện này là các electron.

a) Hãy xác định điện lượng dịch chuyển qua một tiết diện thẳng của dây dẫn trong 4 phút.

b) Tính số electron đã chuyển qua tiết diện thẳng trong câu a.

Bài giải

a) Từ công thức định nghĩa:

I = q/t => q= It = 5.4.60 = 1200C.

b) Số electron:

\(n = \frac{q}{e} = \frac{{1200}}{{1,{{6.10}^{ – 19}}}} = 7,{5.10^{21}}\)

1.3. Vận tốc trôi

– Vận tốc trôi của các hạt tải điện tỉ lệ với cường độ dòng điện chạy trong vật dẫn

\(v = \frac{I}{{nS\left| q \right|}}\)