Kho tàng tài liệu học tập phong phú.

Vật lí 11 Chân trời sáng tạo Bài 5: Sóng và sự truyền sóng

1.1. Quá trình truyền sóng

a. Khái niệm sóng

Hình 5.2. a) Nghệ sĩ kéo vĩ cầm; b) Sóng nước trên mặt hồ

 Sóng là dao động lan truyền trong không gian theo thời gian. Khi sóng cơ truyền đi, phần tử môi trường không truyền theo phương truyền sóng mà chỉ dao động tại chỗ.

b. Quá trình truyền năng lượng của sóng

Hình 5.2. Minh họa sự lan truyền của sóng địa chấn (động đất)

 Năng lượng sóng được truyền đi theo phương truyền sóng. Do đó, quá trình truyền sóng là quá trình truyền năng lượng.

1.2. Sóng dọc và sóng ngang

Hình 5.3. Sóng truyền trên lò xo khi dùng tay tạo ra dao động

a) dọc theo trục lò xo; b) vuông góc với trục lò xo

– Sóng dọc là sóng có các phần tử dao động theo phương truyền sóng.

– Sóng ngang là sóng có các phần tử dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng.

1.3. Một số tính chất của sóng

a. Hiện tượng phản xạ

Hình 5.4. Sóng ánh sáng phản xạ khi gặp mặt bàn và quyển sách nên mắt người có thể nhìn thấy hình ảnh của các vật

 Khi sóng truyền từ một môi trường đến mặt phân cách với một môi trường khác, một phần của sóng tới được truyền ngược lại vào môi trường ban đầu. Đây là hiện tượng phản xạ sóng.

b. Hiện tượng khúc xạ

Hình 5.5. Chiếc thìa khi đặt vào cốc nước

 Hiện tượng sóng đổi phương truyền khi đi từ một môi trường này sang một môi trường khác được gọi là hiện tượng khúc xạ.

c. Hiện tượng nhiễu xạ

Hình 5.6. Hiện tượng nhiễu xạ của sóng biển

 Phương truyền của sóng khi đi qua khe đã thay đổi làm cho sóng lan rộng ở phía bên kia khe.