1.1. Khái niệm một số kiểu lỗi về thành phần câu
Lỗi về thành phần câu là các lỗi liên quan đến các thành phần trong câu như chủ ngữ vị ngữ, trạng ngữ…
1.2. Một số kiểu lỗi về thành phần câu và cách sửa
1.2.1. Thiếu thành phần câu
a. Thiếu thành phần chủ ngữ:
– Ví dụ:
Qua tác phẩm “Tắt đèn” cho thấy hình ảnh người phụ nữ nông dân trong chế độ cũ dù chịu nhiều áp bức, bất hạnh nhưng vẫn luôn mạnh mẽ, quật cường.
– Cách sửa: thêm chủ ngữ “tác giả” trước “cho thấy” hoặc bỏ từ “qua” để “tác phẩm Tắt đèn” trở thành chủ ngữ.
b. Thiếu thành phần vị ngữ:
– Ví dụ:
Lòng tin sâu sắc của những thế hệ cha anh vào lực lượng măng non và xung kích sẽ tiếp bước mình.
– Cách sửa: thêm thành phần vị ngữ cho câu. Lòng tin sâu sắc của những thế hệ cha anh vào lực lượng măng non và xung kích sẽ tiếp bước mình là nguồn động lực kích thích mạnh mẽ sức sáng tạo của thế hệ trẻ.
c. Thiếu cả thành phần chủ ngữ và vị ngữ:
– Ví dụ:
Khi tôi đến Đà Lạt vào mùa xuân.
– Cách sửa: thêm thành phần chủ ngữ, vị ngữ cho câu. Khi đến Đà Lạt vào mùa xuân, tôi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của các loài hoa ở nơi này.
1.2.2. Không phân định rõ các thành phần câu
– Ví dụ:
Về cách làm công nghiệp hoá của nhiều cán bộ khoa học, cán bộ kĩ thuật, cán bộ quản lí, công nhân, viên chức, các nhà doanh nghiệp tập trung kiến nghị: […].
– Cách sửa: phân định rõ các thành phần câu. Về cách làm công nghiệp hoá, nhiều cán bộ khoa học, cán bộ kĩ thuật, cán bộ quản lí, công nhân, viên chức, các nhà doanh nghiệp tập trưng kiến nghị: […].
1.2.3. Sắp xếp sai trật tự thành phần câu
– Ví dụ:
Vào ba giờ sáng ngày mai, tôi quyết định đi ra sân bay.
– Cách sửa: sắp xếp lại vị trí các thành phần trong câu cho phù hợp. Tôi quyết định đi ra sân bay vào bầy giờ sáng ngày mai.